TAILIEUCHUNG - Giáo trình Các quy luật địa lý chung của Trái Đất - Cảnh quan học: Phần 2

Tiếp nối phần 1 của cuốn giáo trình, trong phần 2 nội dung được trình bày ở 2 phần: học thuyết về cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Phần B Cảnh quan học Theo . Isatsenko việc nghiên cứu lớp vỏ địa lý có thể được tiến hành theo 2 mặt: 1) toàn bộ và 2) theo những bộ phận cấu trúc riêng biệt các thể tổng hợp địa lý. Mặt thứ nhất là nhiệm vụ của Địa lý đại cương, mặt thứ hai là của Cảnh quan học. Giữa Địa lý đại cương và Cảnh quan học bao gồm hai bộ phận không tách rời nhau, liên quan kế tục nhau của một khoa học. Những kiến thức cơ sở của Địa lý đại cương là những điều kiện để nghiên cứu cảnh quan, đồng thời Cảnh quan học là sự tiếp tục tất nhiên của Địa lý đại cương, trong đó những quan điểm địa lý chung nhất có thể dùng để giải thích những đặc điểm của địa lý địa phương. Từ đó cho thấy Cảnh quan học có ý nghĩa thực tiễn lớn lao nhiều mặt, nó có quan hệ trực tiếp tới vấn đề sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phục hồi những nguồn lợi thiên nhiên ở các đới, các khu vực và các vùng khác nhau. Đối tượng Cảnh quan học là nghiên cứu các thể tổng hợp địa lý gồm cấu tạo, sự phát triển và sự phân bố của chúng. Nói khác đi, Cảnh quan học là một bộ phận của Địa lý tự nhiên, nghiên cứu về sự phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý. Trong hệ thống phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên, đơn vị cơ sở đó là cảnh quan địa lý mà từ đó có tên gọi là Cảnh quan học. . Isatsenko khi bàn về cơ sở Cảnh quan học đã phân môn Cảnh quan ra làm 3 phần chính: 1. Học thuyết về các quy luật phân hóa địa lý tự nhiên theo lãnh thổ (quy luật địa đới và phi địa đới); 2. Học thuyết về cảnh quan (hay là Cảnh quan học với nghĩa hẹp của nó) đề cập đến cấu trúc, động lực, hình thái, phân loại cảnh quan và các vấn đề khác; 3. Phân vùng địa lý tự nhiên. 73 Chương I Cảnh quan địa lý I. khái niệm cảnh quan địa lý Khái niệm cảnh quan lần đầu tiên được sử dụng như là một khái niệm khoa học vào đầu thế kỷ XX, lấy từ tiếng Đức (die Landschaft) có nghĩa là quang cảnh. Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về cảnh quan. Một số tác giả như , , Iu. Ephemov cho rằng cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với tổng thể địa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.