TAILIEUCHUNG - Cơ sở của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam

Trên cơ sở kế thừa những nguồn tư liệu và một số nhận xét, đánh giá của các tác giả đi trước chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cơ sở của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam và đưa ra một số nhận xét tổng quan về vấn đề này. Bài viết tập trung phân tích chủ yếu về cơ sở vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, tiềm lực vật chất xã hội, nguồn lực con người và nhu cầu lợi ích của 2 nước. | Sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 của thế giới và siêu cường tài chính, Nhật Bản đã muốn dùng khu vực Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á để vươn lên giành quyền lực chính trị ngang tầm kinh tế của mình. Vì Nhật Bản hiểu rõ rằng có thế lực chính trị là điều kiện để bảo vệ những lợi ích kinh tế của mình trên thế giới và khu vực. Từ những năm 90 trở đi trật tự đa cực đang hình thành, Nhật Bản muốn trở thành 1 cực với đầy đủ quyền lực về kinh tế và chính trị, tham gia giải quyết các vấn đề lớn của khu vực và thế giới. Vì vậy Nhật Bản vẫn coi quan hệ Nhật - Mỹ là nền tảng, lấy Châu Á làm trọng điểm trong đó ưu tiên số một là Đông Nam Á, phát huy vai trò chính trị trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong chiến lược đối ngoại đó Nhật Bản rất muốn tạo một khu vực ổn định hòa bình an ninh để phát triển kinh tế và Việt Nam là một trong những đối tượng đáp ứng được yêu cầu của Nhật Bản. Tuy nhiên, muốn thực hiện được nhu cầu của cả 2 nước Nhật Bản phải đẩy mạnh công cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế hiện nay, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của mình, đưa đất nước Nhật Bản bước vào giai đoạn cất cánh mới xứng đáng đầu tàu thúc đẩy kinh tế Châu Á, Đông Nam Á tạo điều kiện nâng cao uy tín chính trị của Nhật Bản trên thế giới.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.