TAILIEUCHUNG - Chính sách thiết lập và truy cập mở tài nguyên số ở một số cường quốc trên thế giới
Bài viết này trình bày các chính sách phát triển nguồn tài nguyên số và truy cập mở ở các nước thuộc nhóm G7 - nhóm các cường quốc trên thế giới, để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển nguồn tài nguyên số và cách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. | JSTPM Tập 6, Số 1, 2017 53 CHÍNH SÁCH THIẾT LẬP VÀ TRUY CẬP MỞ TÀI NGUYÊN SỐ Ở MỘT SỐ CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Thị Thưa1, Lưu Xuân Xa, Đinh Thị Thúy Quỳnh, Cao Minh Kiểm Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - Bộ KH&CN Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học ngày càng được chú trọng nhằm đẩy mạnh nền kinh tế ở các quốc gia. Để có những công trình khoa học mang tính thời sự, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, chia sẻ dữ liệu nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới là nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, mỗi đất nước, tuỳ vào cơ chế quản lý, có chính sách khác nhau về việc thiết lập nguồn tài nguyên số và truy cập mở các loại tài liệu này. Xuất phát từ thực tế đó, bài báo trình bày các chính sách phát triển nguồn tài nguyên số và truy cập mở ở các nước thuộc nhóm G7 - nhóm các cường quốc trên thế giới, để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển nguồn tài nguyên số và cách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Từ đó, bài báo rút ra một số kinh nghiệm tham khảo cho công tác truy cập mở dữ liệu nghiên cứu ở Việt Nam. Từ khóa: G7; Truy cập mở; Tài nguyên số; Dữ liệu nghiên cứu. Mã số: 16122901 1. Mở đầu Thuật ngữ “Truy cập mở” (Open access) lần đầu tiên được dùng trong 3 công bố vào những năm 2000: Sáng kiến Budapest (2002), Công bố Bethesda (2003) và Công bố Berlin (2003). Trong đó, công bố Budapest đã chỉ ra rằng: “Truy cập mở nghĩa là tài liệu được cung cấp miễn phí trên mạng internet, cho phép người dùng đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm hoặc liên kết đến các bài viết khác, sử dụng chúng cho mục đích hợp pháp mà không có bất cứ rào cản nào về tài chính hoặc pháp lý ngoài việc người dùng phải tự truy cập chúng trên internet. Ràng buộc duy nhất là tác giả của công trình đó phải được trích dẫn đầy đủ và chính xác”. Những năm tiếp theo, liên minh châu Âu và các nước phát triển khác đã có nhiều chính sách tích cực để xây dựng mạng lưới kho dữ liệu, tạo điều kiện truy cập mở tới dữ liệu nghiên cứu khoa học trên mạng internet. Nhờ đó, không chỉ riêng cộng .
đang nạp các trang xem trước