TAILIEUCHUNG - Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Bài viết Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trình bày: Kĩ năng tổ chức (KNTC) trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ) là một bộ phận cấu thành hệ thống kĩ năng sư phạm của sinh viên mầm non (SVMN). Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này chưa được nhiều tác giả thực sự quan tâm nghiên cứu,. . | KĨ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ PHẠM TIẾN SỸ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung Tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Kĩ năng tổ chức (KNTC) trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ) là một bộ phận cấu thành hệ thống kĩ năng sư phạm của sinh viên mầm non (SVMN). Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này chưa được nhiều tác giả thực sự quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thực trạng KNTC trò chơi ĐVTCĐ của SV ngành GDMNtrường ĐHSP - ĐH Huế, trong đó, nhấn mạnh đến mức độ thuần thục các KN, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển KN và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KN này ở sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm lý học Mác xít khẳng định: mỗi giai đoạn phát triển của con người đều gắn với một hoạt động chủ đạo [2, ]. Trong đó, hoạt động chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi). Trong hoạt động chơi, những phẩm chất tâm lý (tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí.) của trẻ được phát triển mạnh mẽ [1, tr. 236-240], trẻ tiếp thu những kinh nghiệm văn hoá nhân loại, tiếp thu và dần làm quen với việc tuân thủ các quy tắc, các chuẩn mực xã hội. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó, vấn đề nghiên cứu thực trạng và tìm ra các biện pháp thích hợp để rèn luyện tốt kĩ năng tổ chức (KNTC) hoạt động chơi (trong đó có trò chơi ĐVTCĐ) cho trẻ của sinh viên sư phạm Mầm non mang ý nghĩa cấp thiết và là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nuôi dạy trẻ. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu kĩ năng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của sinh viên ngành GDMN - Trường ĐHSP - ĐH Huế, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp lấy ý kiến chuyên .
đang nạp các trang xem trước