TAILIEUCHUNG - Tính đa dạng công trùng làm thực phẩm tại một số huyện Miền Tây tỉnh Nghệ An

Bài viết Tính đa dạng công trùng làm thực phẩm tại một số huyện Miền Tây tỉnh Nghệ An trình bày: Kết quả khảo sát, điều tra tại 15 điểm nghiên cứu và phỏng vấn 60 người dân địa phương thuộc khu vực Miền Tây Nghệ An đã xác định được 21 loài thuộc 15 họ của 6 bộ côn trùng có khả năng làm thực phẩm,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TÍNH ĐA DẠNG CÔN TRÙNG LÀM THỰC PHẨM TẠI MỘT SỐ HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN Trần Đức Lợi1, Lê Bảo Thanh2 1 2 Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Trường Đại học Lâm Nghiệp TÓM TẮT Kêt quả khảo sát, điều tra tại 15 điểm nghiên cứu và phỏng vấn 60 người dân địa phương thuộc khu vực miền Tây Nghệ An đã xác định được 21 loài thuộc 15 họ của 6 bộ côn trùng có khả năng làm thực phẩm, trong đó bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và bộ Cánh màng (Hymenoptera) có số loài nhiều nhất và đều có 7 loài chiếm 33,33%, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 3 loài chiếm 14,29%, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có 2 loài chiếm 9,52%, bộ Cánh đều (Homoptera) và Cánh nửa (Hemiptera) có 1 loài chiếm 4,76%. Giai đoạn được sử dụng làm thực phẩm nhiều nhất là sâu non và trưởng thành (80,92%). Để thu bắt các loài côn trùng, người dân địa phương thường sử dụng vợt tự chế để thu bắt. Ngoài ra tùy theo từng loài khác nhau mà phương pháp thu bắt có khác nhau. Thời gian thu bắt các loài côn trùng dùng làm thức phẩm phần lớn tập trung vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Phương thức chế biến côn trùng làm thực phẩm tương đối đơn giản, sau khi thu bắt thường được làm sạch và chế biến thành các món ăn. Từ khóa: Côn trùng thực phẩm, miền Tây Nghệ An, phương thức chế biến, thu bắt côn trùng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. Các huyện miền Tây Nghệ An thuộc vùng sinh thái miền núi với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, hình thành nên một nền văn hóa đặc trưng với nhiều phương pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng khác nhau. Các tài nguyên từ rừng được người dân tận dụng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, trong đó tài nguyên côn trùng làm thực phẩm cũng được người dân quan tâm. Nhiều loài côn trùng đã được người dân khai thác làm thực phẩm như: bọ xít, châu chấu, cào cào, muỗm. Tuy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.