TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam
Bài viết Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam trình bày: Định nghĩa khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm Nhà nước; trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam và trách nhiệm của cá nhân là công dân nước Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau,. . | Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam Lê Thi * 1. Về định nghĩa khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm nhà nước Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho con người. Nội dung vấn đề trách nhiệm đặt ra là: con người hoàn thành và hoàn thành đến mức độ nào, hoặc không hoàn thành những yêu cầu xã hội đặt ra cho họ. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hành động và nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc điểm cho hành động có ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội thì năng lực chi phối tự nhiên, xã hội càng lớn và trách nhiệm con người đối với hành vi của mình càng lớn hơn. Về mặt pháp lý, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn. Theo Từ điển Triết học (Nxb Mátxcơva, 1986), trách nhiệm là phạm trù đạo đức và luật học phản ánh thái độ đạo đức, pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung). Thái độ này biểu thị ở sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật. * GS. Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 20 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2009 Khi bàn đến trách nhiệm cá nhân là nói đến sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với tư cách công dân của một quốc gia (họ là người lao động, công nhân, viên chức, buôn bán, kinh doanh, .), đồng thời họ có thể là thành viên của các tổ chức quần chúng chính trị, xã hội (đảng, các đoàn thể, các phường hội, .) và là thành viên của một gia đình nhất định. Trách nhiệm cá nhân ở mỗi trường hợp, trong mỗi tổ chức, mỗi hoàn cảnh có những nội dung khác nhau, cá nhân có điều kiện và khả năng hành động và hưởng thụ các phúc lợi khác nhau. Nhưng, bất cứ ở đâu, ở môi trường làm .
đang nạp các trang xem trước