TAILIEUCHUNG - Sự biện chứng của xã hội theo P. Berger và T. Luckmann và trào lưu kiến tạo luận xã hội

Luận điểm về sự biện chứng của xã hội theo Peter Berger và Thomas Luckmann có thể được tóm gọn trong công thức sau: “Xã hội là một sản phẩm của con người. Xã hội là một thực tại khách quan. Con người là một sản phẩm của xã hội”. Tư tưởng này đã khai mào cho cả một trào lưu “kiến tạo luận xã hội” thịnh hành trong giới khoa học xã hội trên thế giới vài thập niên qua, và cũng có khả năng mở ra một lối tiếp cận mới nữa mang tên là “tương quan luận phương pháp”. | 77 CHUYÊN MỤC KHOA HỌC XÃ HỘI THẾ GIỚI SỰ BIỆN CHỨNG CỦA XÃ HỘI THEO P. BERGER VÀ T. LUCKMANN VÀ TRÀO LƯU KIẾN TẠO LUẬN XÃ HỘI TRẦN HỮU QUANG Luận điểm về sự biện chứng của xã hội theo Peter Berger và Thomas Luckmann có thể được tóm gọn trong công thức sau: “Xã hội là một sản phẩm của con người. Xã hội là một thực tại khách quan. Con người là một sản phẩm của xã hội”. Tư tưởng này đã khai mào cho cả một trào lưu “kiến tạo luận xã hội” thịnh hành trong giới khoa học xã hội trên thế giới vài thập niên qua, và cũng có khả năng mở ra một lối tiếp cận mới nữa mang tên là “tương quan luận phương pháp”. Dưới mắt người bình thường, thực tại đời sống hàng ngày thường được nhìn nhận như “có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta” và chúng ta “không thể ‘rũ bỏ đi’ được”, theo lời Peter Berger và Thomas Luckmann trong phần nhập đề cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại (ấn bản năm 1971, tr. 13)(1). Tuy nhiên, dưới cái nhìn xã hội học, thực tại ấy không phải là một thứ thực tại tự nó như thế và không hề tồn tại tách rời khỏi cuộc đời của từng con người cá thể, mà thực ra nó chính là một sản phẩm, Trần Hữu Quang. Phó Giáo sư Tiến sĩ. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. một công trình được tạo lập bởi đời sống xã hội và trong đời sống xã hội. Theo Berger và Luckmann, thực tại mà mỗi người chúng ta chứng kiến và trải nghiệm trong đời sống hàng ngày chính là “thực tại được kiến tạo về mặt xã hội” (reality is socially constructed) (tr. 13) (ghi chú: trong bài này, những đoạn trích có ghi số trang mà không ghi nguồn đều được trích từ ấn bản tiếng Anh cuốn sách nêu trên của Berger và Luckmann). Mục tiêu bài này là trình bầy sự biện chứng của xã hội trong tiến trình kiến tạo thực tại (đây là một trong những luận điểm chính của công trình vừa nêu trên của Berger và Luckmann)(2), 78 TRẦN HỮU QUANG – SỰ BIỆN CHỨNG CỦA XÃ HỘI và sau đó đề cập tới một vài đặc trưng của trào lưu kiến tạo luận xã hội (social constructivism) trong khoa học xã hội kể từ vài thập niên vừa qua đến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.