TAILIEUCHUNG - Keynes và các giải pháp chống khủng hoảng

Bài viết "Keynes và các giải pháp chổng khủng hoảng" thảo luận về khả năng ‘hồi sinh’ ở chừng mực nào đó trong tư tưởng kinh tế học Keynes. Trước hết nhắc lại ý tưởng chính của Keynes và qua đó kết nối với các chính sách đang được thực hiện để chống khủng hoảng tại Mỹ, sau cùng sẽ bàn đến giới hạn trong việc áp dụng mô hình Keynes dài hạn từ cuộc khủng hoảng. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | KEYNES VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG KHỦNG HOẢNG Cuộc khủng hoảng nào cũng tạo ra những nhà lãnh đạo tài ba Xavier Emmanualli Lương Thái Bảo1 Khi khủng hoảng ngày càng lan nhanh và dữ dội hơn, người ta càng so sánh nó với cuộc khủng hoảng 1929. Cũng từ đó chúng ta chứng kiến những tranh luận sôi nổi về vai trò kinh tế học của John Maynard Keynes trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn học thuật. Cuộc tranh luận về Keynes không phải vô căn cứ. Nó sôi nổi và thú vị không phải vì Keynes được xem là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô, mà vì ông là ‘tác giả’ của “New Deal”, một loạt chương trình cải cách đã đưa nước Mỹ ra khỏi Đại Suy Thoái những năm 1930 và đi đến phồn thịnh. Giới học giả hôm nay bàn đến khả năng áp dụng tư tưởng của Keynes cho cuộc khủng hoảng lần này. Mạnh bạo hơn, có người nhắc đến sự “quay lại của Keynes” như một cứu cánh trong việc đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng và như là cơ sở để định hướng lại kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng có người lại đặt vấn đề rằng liệu sử dụng các chính sách và công cụ của Keynes có khả thi, có đem lại sự hồi phục hay không; thời gian hồi phục nhanh chóng hay kéo dài; cái giá phải đánh đổi cho sự hồi phục này lớn hay nhỏ, mới chính là yếu tố quyết định mức độ ảnh hưởng trở lại của kinh tế học Keynes. Tùy theo tình trạng cụ thể của nền kinh tế, phản ứng của công chúng và bối cảnh chính trị tại mỗi nước mà chính phủ các nước công nghiệp phát triển lựa chọn các chiến lược khác nhau. Mặc dù chính phủ mỗi nước có những ưu tiên khác nhau và mức độ thực hiện các biện pháp khác nhau, họ luôn có một điểm chung là lo sợ thất nghiệp, nếu không được kiểm soát2 sẽ trở thành thảm họa xã hội, và tiếp đến là chính trị. Nước Mỹ với tư cách là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới - với GDP chiếm khoảng 25% GPD toàn cầu3, là nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng, nơi cắm rễ và phát triển mạnh nhất tư tưởng [kinh tế] tân tự do, với sự đề cao vai trò của thị trường và giảm thiểu sự can thiệp của nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.