TAILIEUCHUNG - Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộc
Bài viết Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộc trình bày: Quan niệm của Bùi Giáng về tác phẩm, người đọc và tác giả có điểm độc đáo, hiện đại và tiệm cận với lí luận văn học thế giới đương đại. Đây được xem là những đóng góp không nhỏ của ông đối với nền lí luận văn học dân tộc,. . | QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC - ĐÓNG GÓP CỦA BÙI GIÁNG VỚI LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC TRẦN THÁI HỌC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ĐOÀN THỊ MINH TRÀ Trường THPT Số 1 Sơn Tịnh, Quảng Ngãi Tóm tắt: Bùi Giáng nổi tiếng là một thi sĩ kì dị của nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX. Bên cạnh những sáng tác thơ ca có giá trị ông còn để lại những quan niệm về lí luận văn chương. Quan niệm của Bùi Giáng về tác phẩm, người đọc và tác giả có điểm độc đáo, hiện đại và tiệm cận với lí luận văn học thế giới đương đại. Đây được xem là những đóng góp không nhỏ của ông đối với nền lí luận văn học dân tộc. 1. MỞ ĐẦU Thế kỉ XX, thi đàn Việt sau nhiều thập niên được thắp sáng bởi ánh hào quang của chòm sao chổi thơ ca Hàn Mặc Tử, lại được bừng lên với một hiện tượng thi ca mới: Bùi Giáng, một “thiên tài không định nghĩa được” (Bùi Văn Sơn Nam). Từ buổi xuất hiện, thiên tài kì lạ ấy đã định vị mình trên lược đồ văn học dân tộc như “ngôi tinh văn kì dị có bóng dáng lồng lộng nhất hậu bán thế kỉ XX” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Lúc sinh tiền người đời ngưỡng vọng dành cho ông nhiều danh xưng cao quý: “Người hóa thân cho thi ca”, “Người Thơ” Tự bản thân, Bùi Giáng nhận mình là Trung Niên Thi Sĩ. Bên cạnh thành tựu thơ văn đã và đang ngày càng thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, ông còn để lại những di sản phê bình triết học, dịch thuật, phê bình văn học, hội họa. Và trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ít ai biết rằng, Bùi Giáng cũng có những đóng góp đáng ghi nhận về lí luận sáng tạo nghệ thuật văn chương. 2. QUAN NIỆM VĂN HỌC . Quan niệm về thơ ca Thơ ca là hình thái văn học đầu tiên nảy sinh từ khi con người bắt đầu cảm thấy mối liên hệ giữa mình và thực tại, và sâu sắc hơn là khi con người có những nhu cầu tự biểu hiện trong đời sống. Ý thức cao về lập trường sáng tạo thơ ca, Bùi Giáng đã xây dựng quan niệm sáng tác riêng - những quan điểm thường được ông phát biểu gián tiếp thông qua cách nói hình tượng: “Thơ là một cái gì không thể bàn tới, không thể diễn gì được (.) muốn bàn tới
đang nạp các trang xem trước