TAILIEUCHUNG - Văn hóa hương ước - từ truyền thống đến hiện đại
Bài viết "Văn hóa hương ước - từ truyền thống đến hiện đại" trình bày nguồn gốc, vị trí, vai trò văn hóa hương ước cổ; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc biên soạn và thực thi hương ước và nội dung tư tưởng chính của hương ước mới. . | VĂN HOÁ HƯƠNG ƯỚC - TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI LÊ THỊ HIỀN Tóm tắt Cho đến nay hương ước đã trở thành thể chế quản lý phổ biến ở khu vực nông thôn nước ta. Tuy nhiên sự tồn tại của nó có những bước thăng trầm. Bài viết này muốn đề cập đến sự ra đời và tồn tại của hương ước, vị trí vai trò của nó trong lịch sử, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Lịch sử ra đời và tồn tại của hương ước cho thấy rằng, hương ước luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống ở thôn làng, là công cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. Tính chất pháp luật của hương ước đã được thực tế chứng minh và được cuộc sống thừa nhận, như vậy hương ước cũng cần được kế thừa như di sản văn hoá, tức cần khai thác, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực. hóa hương ước cổ - nguồn gốc, vị trí, vai trò Hương ước là danh từ thông dụng và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi bản ghi chép hệ thống lệ làng. Gia Khánh viết:“Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết”(1, ). Hương ước còn có các tên gọi khác như hương biên, hương lệ, hương khoán, khoán làng. Trong làng xã Việt Nam xưa, luật lệ tồn tại dưới nhiều hình thức, từ luật lệ truyền miệng đến luật lệ thành văn. Một số hương ước thành văn đã thể hiện, chính nó đã kế thừa luật lệ truyền miệng trước đó. Điều đó chứng tỏ rằng, từ rất sớm các công xã cổ truyền rồi đến công xã nông thôn đã xuất hiện các khoán ước mà phổ biến là quy ước truyền miệng. Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học từ trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Bằng vào các thư tịch cổ, chúng ta mới chỉ biết rằng đến triều đại vua Lê Thánh Tông triều đình đã ra sắc lệnh thể chế hoá hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông về việc biên soạn và thi hành hương ước như sau: - Các làng xã không nên có khoản ước riêng vì đã có luật chung của nhà
đang nạp các trang xem trước