TAILIEUCHUNG - Vài cảm nghĩ nhân đọc tập truyện Trốn nợ của Ma Văn Kháng
Bài viết "Vài cảm nghĩ nhân đọc tập truyện Trốn nợ của Ma Văn Kháng" trình bày vài cảm nghĩ về những điểm theo tác giả bài viết là còn hạn chế của Ma Văn Kháng trong tập Trốn nợ, tập truyện mới xuất bản gần đây nhất của ông. . | VÀI CẢM NGHĨ NHÂN ĐỌC TẬP TRUYỆN TRỐN NỢ CỦA MA VĂN KHÁNG NGUYỄN PHI NGA Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, Ma Văn Kháng là nhà văn kiên trì đến cùng với mảng văn học sinh hoạt – thế sự. Độc giả có thể dễ dàng nhận ra sự lựa chọn này từ trước đến nay trên những thể loại sở trường của ngòi bút này như truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó tập Trốn nợ (NXB Phụ nữ, 2008) cũng không là ngoại lệ. Qua tập truyện này tác giả lại một lần nữa cho người đọc chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động về “cõi nhân gian” thời hiện đại với đủ màu sắc, cung bậc, với đủ loại người, với biết bao điều khiến ta phải suy tư, trăn trở. Điều này cho thấy ở Ma Văn Kháng một khả năng bao quát đời sống rất rộng và chiều sâu của sự trải nghiệm. Ở ông vẫn luôn thường trực một cách sâu sắc ý thức về vai trò của người nghệ sĩ, của văn chương đối với cuộc đời, với con người. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngắn này tôi muốn trình bày vài cảm nghĩ về những điểm theo tôi là còn hạn chế của Ma Văn Kháng trong tậpTrốn nợ, tập truyện mới xuất bản gần đây nhất của ông. 1. Hạn chế đầu tiên dễ nhận thấy trong tập Trốn nợ là sự ham thích triết lí của tác giả. Nó khiến cho không khí truyện trở nên nặng nề, thiếu tự nhiên và thậm chí nhiều khi đã gây phản cảm cho độc giả. Chẳng hạn, trong truyện Trốn nợ có đoạn tác giả kể về nhân vật Thiệu, hành nghề xích lô, có vợ là Bỉnh vừa bỏ nhà đi “trốn nợ” vì thua bạc. Hắn đang trong tâm trạng “ngất ngư trong cơn hoang mang, đang lo nẫu ruột nẫu gan và y rủ bạn bè đến chơi bài là để khuây quên, để mong nhờ cơn đam mê bài bạc tự trấn an mình thôi” () thì bị bà Mùi tổ trưởng dân phố đến lải nhải quấy rầy bằng những lời quan tâm một cách thọc mạch khiến cho cuộc bài tan tác và Thiệu đã buồn lại càng cháy ruột cháy gan hơn. Y nghĩ đến Bỉnh vợ y, một người đàn bà táo tợn và liều lĩnh, vì đời sống chật vật nên lúc nào trong suy nghĩ của Bỉnh cũng chỉ có“Tiền! Tiền! Tiền! Y chỉ có mỗi môt ao ước là có thật nhiều tiền thôi. Tiền để đổi đời, để y thoát ra cảnh cơ khổ bần
đang nạp các trang xem trước