TAILIEUCHUNG - Doanh nhân - Trí thức trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Bài viết "Doanh nhân - Trí thức trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp" trình bày về các vấn đề: những khái niệm liên quan từ góc nhìn văn hóa và truyền thông và nâng cao tầm trí thức nhân văn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. . | DOANH NHÂN - TRÍ THỨC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÊ THANH BÌNH 1. Những khái niệm liên quan từ góc nhìn văn hóa và truyền thông: Văn hóa doanh nghiệp (Culture of Enterprise) là văn hóa liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội- được thể hiện qua một hệ thống các giá trị lý luậnthực tiễn, bao gồm các yếu tố như đường lối, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp gắn với các giá trị văn hóa quốc tế và quốc gia. Văn hóa doanh nghiệp là phẩm tính trí thức của các nhà lãnh đạo- trong đó quan trọng nhất là cơ chế dùng người giỏi, định hướng trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm vừa bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng, vừa thân thiện với môi trường. Đó còn là tầm văn hóa, tầm cao trí thức của từng thành viên trong doanh nghiệp, cách ứng xử của họ đối với nhau và các đối tác, các tổ chức, cá nhân liên quan ở trong nước, ngoài nước. Văn hóa doanh nghiệp là văn hoá tổ chức doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, đạo làm giàu của doanh nghiệp (Ví dụ: làm giàu chính đáng, nộp thuế đủ, không ngừng làm từ thiện); là việc sử dụng, ứng dụng truyền thông đại chúng và thành tựu mới khoa học- công nghệ để tuyên truyền, cổ động- quảng bá, lan truyền, khẳng định, phát triển thương hiệu của mình thành một tài sản lớn, thành sức mạnh lâu dài trong kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các hoạt động, các biểu hiện dưới dạng sáng tạo vật chất, tinh thần; những truyền thống trong các cấu trúc, bí quyết kinh doanh, triết lý- đạo đức kinh doanh, tầm trí thức nhân văn, nhân cách doanh nhân- trí thức chân chính, tạo lập nên một thương hiệu với những quy tắc ứng xử riêng đối với nội bộ và môi trường bên ngoài, gắn kết được các thành viên trong tổ chức doanh nghiệp nhằm kinh doanh hiệu quả, phát triển chính doanh nghiệp đó, góp phần cho cộng đồng và xã hội văn minh, bền vững. Chúng ta biết rằng học giả uyên bác, yêu nước thời Lê Trịnh là Lê Quý Đôn đã tổng kết: Phi
đang nạp các trang xem trước