TAILIEUCHUNG - Sự tham gia của người dân vào chính sách công dưới ảnh hưởng của mạng xã hội tại Việt Nam: Nghiên cứu từ tình huống điển hình
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu Facebook đã làm thay đổi cơ bản tương tác của người dân - Nhà nước, như một xu thế không thể đảo ngược, người dân tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc thảo luận chính sách công và đòi hỏi sự minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 Sự tham gia của người dân vào chính sách công dưới ảnh hưởng của mạng xã hội tại Việt Nam: Nghiên cứu từ tình huống điển hình Huỳnh Ngọc Chƣơng Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển - Email: chuonghn90@ (Bài nhận ngày 27 tháng 4 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 27 tháng 6 năm 2016) TÓM TẮT Việc sử dụng Facebook trở thành một thói quen không thể thiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt với người trẻ. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng tình huống “Cây xanh Hà Nội” để phân tích đặc trưng và xu hướng tham gia của người dân vào các vấn đề chính sách công. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Facebook đã làm thay đổi cơ bản tương tác của người dân - Nhà nước, như một xu thế không thể đảo ngược, người dân tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc thảo luận chính sách công và đòi hỏi sự minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số gợi mở để mở rộng không gian thảo luận cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi xã hội mở ở Việt Nam tránh các sức nén và đổ vỡ không cần thiết trong tiến trình này. Từ khóa: Mạng xã hội, chính sách công, sự tham gia của người dân, các bên liên quan. 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Theo nghiên cứu cho thấy, Internet ngày càng mở rộng và phổ cập trong xã hội Việt Nam. Sự phát triển và kết nối mạnh mẽ giữa các nhóm dân cư trở nên dễ dàng hơn với hơn 61% thanh niên truy cập Internet (Undp, 2011). Trong đó, mạng xã hội (Facebook, Twitter, Blogger) đang nổi lên như là một kênh giao tiếp rộng rãi và dễ dàng tiếp cận. Điều này đồng nghĩa với việc các nhóm lợi ích khác nhau có thể kết nối và xây dựng các mạng lưới lợi ích có trọng lượng trong việc tác động đến các cá nhân khác cũng như tạo áp lực đối với các chính sách, thực thi chính sách nói riêng và quản trị nhà nước nói chung. Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam, các tình huống chính sách phải thay đổi hoặc hủy bỏ dưới áp lực của các nhóm lợi ích được tập hợp trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook như: .
đang nạp các trang xem trước