TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 99 SGK Vật lý 11

Để nắm vững lại kiến thức về dòng điện trong chân không và biết cách vận dụng vào giải bài tập, mời các em cùng tham khảo những gợi ý chi tiết về cách giải các bài SGK Vật lý trang 99. Hi vọng, các em có thể nhanh chóng hoàn thành tốt bài tập và đạt kết quả cao trong học tập. | Bài 1 trang 99 SGK Vật lý 11 Vì sao chân không không dẫn điện? Bằng cách nào ta tạo được dòng điện trong chân không? Hướng dẫn giải bài 1 trang 99 SGK Vật lý 11 Chân không không dẫn điện vì nó không có các hạt tải điện. Để tạo được dòng điện trong chân không, ta phải đưa hạt tải điện là các êlectrôn vào trong đó. Cách đơn giản là nung nóng catốt để làm phát xạ nhiệt êlectrôn. Bài 2 trang 99 SGK Vật lý 11 Điốt chân không có cấu tạo như thế nào và có tính chất gì? Hướng dẫn giải bài 2 trang 99 SGK Vật lý 11 Điốt chân không gồm một bóng thủy tinh đã hút chân không, bên trong có đặt hai điện cực: Catốt là dây tóc vôníram và anốt là một bản kim loại. Tính chất của điốt chân không là tính chỉnh lưu, nó chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều từ anốt sang catôt. Bài 3 trang 99 SGK Vật lý 11 Tia catốt là gì? Có thể tạo ra nó bằng cách nào? Hướng dẫn giải bài 3 trang 99 SGK Vật lý 11  Tia catot thực chất là dòng electron bay tự do (có vận tốc lớn). Có thể tạo ra tia catot bằng cách cho phát xạ nhiệt electron trong điot chân không hoặc tạo ra từ sự phóng điện dưới áp suất thấp. Bài 4 trang 99 SGK Vật lý 11 Tại sao khi phóng điện qua khí ở áp suất thấp lại sinh ra tia catốt? Hướng dẫn giải bài 4 trang 99 SGK Vật lý 11 Khi phóng điện qua khí ở áp suất thấp, các iôn dương nhận năng lượng của điện trường, đập vào catốt, sinh ra các êlectron mới có thể duy trì quá trình phóng điện. Các êlectron tạo ra có thể chuyển động trên một đoạn đường dài mà không va chạm với các phân tử khí, đó chính là tia catốt. Bài 5 trang 99 SGK Vật lý 11 Kể vài tính chất của tia catốt chứng tỏ nó là dòng các êlectrôn bay tự do. Hướng dẫn giải bài 5 trang 99 SGK Vật lý 11 Một số tính chất là:  Tia catôt phát ra theo phương vuông góc với bề mặt catôt. Gặp một vật cản, nó bị chặn lại và làm vật đó tích điện âm. + Tia catot có năng lượng lớn: Nó có thể làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các vật rọi vào và tác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.