TAILIEUCHUNG - Một số đặc tính sinh thái học và vùng phân bố của loài Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver) tại vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
Mục đích của bài viết nhằm xác định đặc điểm hình thái của loài Bách xanh đá, đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Bách xanh đá phân bố và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. | Nghiên cứu-Trao đổi MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH THÁI HỌC VÀ VÙNG PHÂN BỐ CỦA LOÀI BÁCH XANH ĐÁ (Calocedrus rupestris Aver) TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG TỈNH QUẢNG BÌNH Trƣơng Thanh Khai1, Hồ Đắc Thái Hoàng2, Lƣu Minh Thành1 TÓM TẮT: Hình dáng cây Bách xanh đá tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thường không ổn định; nón cái có cuống rất dài; gỗ có mùi thơm, thuộc nhóm gỗ rất nặng, tỷ lệ co rút thấp, cường độ nén dọc thớ trung bình. Bách xanh đá là loài chiếm ưu thế, chỉ có Bách xanh đá tồn tại và phát triển thành cây gỗ có kích thước lớn ở trạng thái rừng này. Cây tái sinh phân bố dạng cụm; loài cây thường mọc cùng Bách xanh đá là Bứa, Thông tre, Re, Dẻ. Bách xanh đá phân bố ở độ cao từ 600 đến 800m, tập trung nhiều nhất ở đỉnh, dông và sườn trên với độ chênh cao từ 50 - 70m. Loài cây này thích hợp loại đất mùn đen trên núi đá vôi với hàm lượng mùn rất giàu, độ chua trung tính, độ no bazơ gần như bảo hòa. Tổng diện tích vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là ha, thuộc 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Từ khóa: Bách xanh đá (Calocedrus rupestris), Phong Nha – Kẻ Bàng, Cấu trúc rừng, Đặc điểm hình thái; Đặc tính sinh thái. 1 2 Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Trường Đại học Nông lâm Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới vào năm 2003. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi trú ẩn của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện rất nhiều loài mới có ý nghĩa cho khoa học như Tắc kè Phong Nha, rắn lục Trường Sơn, Lan hài, Bách xanh đá (Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, 2008). Bách xanh đá được phát hiện đầu tiên ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Averyanov và cộng sự, 2004) và một số tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, .
đang nạp các trang xem trước