TAILIEUCHUNG - Phương thức kể và tả trong tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Trong phương diện kiến tạo cấu trúc truyện kể, gắn với nhân tố người kể chuyện, tiểu thuyết Nam Bộ (thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cho thấy hai dạng thức cơ bản là “kể” và “tả”, với hai hình thức giọng chủ yếu là giọng của người kể và giọng của nhân vật theo hình thức đối thoại và lời nửa trực tiếp. Nghiên cứu này cho thấy, trong tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn này, diễn ngôn “kể” vẫn chiếm một tỉ trọng tương đối cao so với “tả”. | 33 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT PHƯƠNG THỨC KỂ VÀ TẢ TRONG TIỂU THUYẾT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX PHAN MẠNH HÙNG Trong phương diện kiến tạo cấu trúc truyện kể, gắn với nhân tố người kể chuyện, tiểu thuyết Nam Bộ (thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cho thấy hai dạng thức cơ bản là “kể” và “tả”, với hai hình thức giọng chủ yếu là giọng của người kể và giọng của nhân vật theo hình thức đối thoại và lời nửa trực tiếp. Nghiên cứu này cho thấy, trong tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn này, diễn ngôn “kể” vẫn chiếm một tỉ trọng tương đối cao so với “tả”. Sự xâm nhập của ngôn ngữ đời sống đã khiến cho diễn ngôn tiểu thuyết mang một phẩm chất mới so với tiểu thuyết thời trung đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong văn xuôi nghệ thuật có hai mạch chính là kể và tả. Kể gắn với sự kiện, hành động. Tả gắn với sự triển khai chi tiết bức tranh cuộc sống. Gérard Genette cho rằng: “Dù rằng các loại truyện kể có sự hòa trộn sâu sắc và biến hóa phong phú, vẫn có thể phân biệt: trình bày hành động và sự kiện, tạo nên chất ‘kể’ (kể chuyện); trình bày nhân vật, hay vật thể nào đó, tạo nên chất ‘tả’ (mô tả)”. Tuy nhiên, thực chất mối quan hệ giữa “kể” và Phan Mạnh Hùng. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. “tả” là thống nhất trong các tác phẩm văn học, nghĩa là “mặc dù “tả” có thể độc lập với “kể”, nhưng có thể nói người ta không bao giờ thấy nó tồn tại ở trạng thái tự do; “kể” không thể thiếu “tả”, nhưng sự phụ thuộc đó không hề gây trở ngại cho “tả” (dẫn theo Trần Huyền Sâm, 2010, tr. 46). Ngoài ra, Gérard Genette cũng lưu ý: “mọi sự khác nhau giữa ‘tả’ và ‘kể’ đều là sự khác nhau về nội dung. ‘Kể’ gắn bó với hành động và sự kiện, nhấn mạnh vào tính thời gian và tính kịch của câu chuyện. Trái lại, ‘tả’ gắn bó với các vật thể và nhân vật, diễn đạt chúng đồng thời tự xử lý các tình huống, tạo nên sự tạm dừng trong 34 PHAN MẠNH HÙNG – PHƯƠNG THỨC KỂ VÀ TẢ TRONG€ dòng thời gian; dàn trải

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.