TAILIEUCHUNG - Đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của thằn lằn bóng đuôi dài eutropis longicaudatus (hallowell, 1856) (reptilia, squamata, scincidae) ở miền trung Việt Nam
Bài viết này sẽ phân tích các đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus từ các kết quả nghiên cứu ngoài tự nhiên và trong điều kiện nuôi ở một số vùng thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ TĂNG TRƢỞNG CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) (REPTILIA, SQUAMATA, SCINCIDAE) Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM NGÔ ĐẮC CHỨNG, NGUYỄN THỊ TRƢỜNG THI, PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học trên loài Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) đã đƣợc nghiên cứu và công bố trong những năm qua. Về sinh sản có công trình của Cox et al. (1998) ở Thái Lan [2]; nghiên cứu của Huang (2006a) [3] thực hiện ở Đài Loan về thức ăn và sinh sản; nghiên cứu của Huang and Pike (2011) [7] về việc ấp trứng, bảo vệ trứng sau khi đẻ và mối đe dọa từ rắn ăn trứng và kiến đối với trứng đang ấp (Huang, 2006b, 2007, 2008) [4], [5], [6]. Các nghiên cứu nói trên hầu nhƣ rất ít đề cập đến các đặc điểm sinh thái học, đặc biệt là trong các lĩnh vực dinh dƣỡng và sinh sản ở Việt Nam mà chỉ tập trung ở nƣớc ngoài (Đài Loan, Thái Lan,). Bài viết này sẽ phân tích các đặc điểm sinh sản và tăng trƣởng của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus từ các kết quả nghiên cứu ngoài tự nhiên và trong điều kiện nuôi ở một số vùng thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng III/ 2013 đến tháng VII/ 2014 chủ yếu ở vùng núi và vùng trung du tỉnh Thừa Thiên-Huế gồm: huyện Nam Đông và huyện A Lƣới. Thử nghiệm nuôi ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Mẫu vật đƣợc thu bằng tay hoặc bằng thòng lọng vào ban ngày. Đi thực địa để thu mẫu tại các địa điểm nghiên cứu. Mẫu đƣợc thu hàng tháng với số lƣợng từ 15-30 cá thể tùy theo thời tiết trong năm. Mổ để phân tích các chỉ số của tinh hoàn và buồng trứng, đo chiều dài thân từ mút mõm đến lỗ huyệt (SVL) và chiều dài đuôi (TaL) đo từ lỗ huyệt đến mút đuôi để tính tốc độ tăng trƣởng bằng thƣớc kẹp điện tử Mitutoyo với độ chính xác đến 0,01 mm và cân điện tử cầm tay Prokits với độ chính xác đến 0,1 g. Chuồng nuôi .
đang nạp các trang xem trước