TAILIEUCHUNG - Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi. Điều tra cắt ngang 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy tuổi càng cao nguy cơ có rối loạn dáng đi càng tăng. So với nhóm từ 60 – 69 tuổi, nhóm 70 - 79 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 2,15 lần, nhóm 80 – 90 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 12,39 lần. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN DÁNG ĐI VÀ THĂNG BẰNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hồ Thị Kim Thanh1,2, Hoàng Thị Phương Nam2 1 Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi. Điều tra cắt ngang 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy tuổi càng cao nguy cơ có rối loạn dáng đi càng tăng. So với nhóm từ 60 – 69 tuổi, nhóm 70 - 79 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 2,15 lần, nhóm 80 – 90 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 12,39 lần. Không nhận thấy mối liên quan giữa giới tính và BMI đến rối loạn dáng đi. Rối loạn giấc ngủ và giảm thị giác, thính giác làm tăng nguy cơ rối loạn dáng đi (OR tương ứng là 5,51; 3,46; 3,63).Số điểm đánh giá suy giảm nhận thức càng thấp mức độ rối loạn dáng đi càng cao. Những bệnh nhân có teo cơ, hạ huyết áp tư thế, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, rối loạn tiền đình, đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ rối loạn dáng đi tương ứng là 6,28; 11,6; 2,56; 17,75; 4,37; 1,77 lần. Số bệnh mắc phải, số thuốc phải dùng càng lớn tỷ lệ rối loạn dáng đi càng tăng. Như vậy cần có sự điều chỉnh toàn diện để điều trị các yếu tố nguy cơ và phòng tránh ngã. Từ khóa: rối loạn dáng đi và thăng bằng, người cao tuổi, ngã I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng ngã thường gặp ở người cao huyết áp tư thế đứng (9%). Đột quỵ là nguyên tuổi, gây nhiều hậu quả như gãy xương, chấn nhân thần kinh phổ biến nhất. Có nhiều phương pháp đánh giá rối loạn dáng đi và thương, kích hoạt đợt cấp của bệnh, giảm vận động sau ngã, mất độc lập trong hoạt động, tâm lý sợ hãi và giảm chất lượng sống [1]. Nguy cơ cao nhất gây ngã là do rối loạn dáng đi, thăng bằng [2]. Rối loạn dáng đi do nhiều nguyên nhân gây ra, thường được chia làm 2 nhóm do thần kinh và không do thần kinh [3; 4; 5]. Trong nhóm các nguyên nhân không do thần kinh thường gặp viêm khớp hoặc biến dạng khớp, bệnh tim, bệnh .
đang nạp các trang xem trước