TAILIEUCHUNG - Sử dụng mã vạch DNA trong việc định loại cá biển tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả sử dụng trình tự gen CO1 để định loại 4 loài cá biển (01 mẫu cá mặt trăng, 01 mẫu cá mập và 02 mẫu cá đối) đang lưu giữ tại BTTNVN. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 SỬ DỤNG MÃ VẠCH DNA TRONG VIỆC ĐỊNH LOẠI CÁ BIỂN TẠI BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM TRẦN THỊ VIỆT THANH, VŨ THỊ THU HIỀN, TRẦN THỊ LIỄU, PHAN KẾ LONG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nghiên cứu định loại loài bằng các trình tự DNA ngắn, chuẩn được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng và thực hiện trong những năm gần đây (Hebert, 2003, 2004 [7]). Phương pháp này được gọi là mã vạch DNA (DNA barcoding). Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên việc so sánh các trình tự DNA ngắn giữa mẫu chưa biết với ngân hàng trình tự ADN của Genbank, để xác định tên loài cho mẫu nghiên cứu. Hiện nay phương pháp này đã được sử dụng trong định loại nhiều đối tượng khác nhau như động vật thân mềm, côn trùng, lưỡng cư, bò sát, cá, chim thú () [11]. Với cá biển, việc nhận dạng hình thái đối với con non và con trưởng thành thường phải cần các chuyên gia, đôi khi vẫn có nhầm lẫn giữa các loài trong giống. Sử dụng mã vạch DNA bacording cho kết quả chính xác với lượng mẫu sử dụng rất nhỏ. Sự khác biệt về trình tự DNA barcode của đa số các loài động vật là rất rõ ràng, do đó giải trình tự DNA ngắn được sử dụng làm mã vạch cho các loài động vật hứa hẹn sẽ cung cấp một công cụ giám định loài chính xác, hiệu quả và định loại được với cả các mẫu không nguyên vẹn, mẫu con non khó định loại bằng hình thái (Avise, 1995 [1], Gill và Slikas., 1992 [5], Banks et al., 2000; 2002; 2003 [2, 3, 4]). Hiện nay, vùng gen CO1 được coi là vùng gen chuẩn trong xây dựng mã vạch DNA để nhận dạng loài và được công nhận bởi tổ chức barcode quốc tế () [11]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả sử dụng trình tự gen CO1 để định loại 4 loài cá biển (01 mẫu cá mặt trăng, 01 mẫu cá mập và 02 mẫu cá đối) đang lưu giữ tại BTTNVN. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu cơ của 4 mẫu cá biển có ký hiệu CMT_BTTNVN, CM_BTTNVN, , D57_BTTNVN .
đang nạp các trang xem trước