TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Bạch cầu – Miễn dịch SGK Sinh 8

"Giải bài tập Bạch cầu – Miễn dịch SGK Sinh 8" sẽ là tài liệu rất bổ ích dành cho các em học sinh, giúp các em nắm vững lại kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập. Để nhanh chóng hoàn thành tốt bài tập, mời các em cùng tham khảo. | Để nắm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Bạch cầu – Miễn dịch SGK Sinh 8 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Máu và môi trường trong cơ thể SGK Sinh 8. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Bạch cầu – Miễn dịch I. Bạch cầu Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thểlà sự thực bào. Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) (hình 14-1). Hình 14-1. Sơ đồ hoạt động thực bào – mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm ;B. Bạch cầu hình thành crtin già bất và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rối tiêu hóa chúng Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut, hay trong các nọc độc của ong, rắn Kháng thể là những phân tử prôtêin do tế bào limphô B tạo ra để chống lại các kháng nguyên. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chia khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy (hình 14-2). Hình 14-2. Tương tác kháng nguyên-kháng thể Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô B (tế bào B) (hình 14-3). Hình 14-3. Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên Các vi khuẩn, virut thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (tế bào T độc) (hình 14- 4). Hình 14-4. Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh II. Miễn dịch Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác như toi gà, lở mồm long móng của trâu bò, Đó là miễn dịch bẩm sinh. Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó (ví dụ : bệnh sởi, thủy đậu, quai bị .) thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa. Người ấy đã miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được). Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.