TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau
Sáng kiến kinh nghiệm "Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau" thực hiện với mục đích: sử dụng từ đồng nghĩa chính xác, phù hợp với hoàn cảnh bằng cách sử dụng bối cảnh loại trừ nhau; bổ sung thêm vào vốn từ nói chung cũng như vốn từ về từ đồng nghĩa cho học sinh. . | Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau I. PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lí do chọn đề tài Con người muốn tư duy cần phải có ngôn ngữ, vốn từ không đầy đủ khiến con người không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ngữ ở cho học sinh tiểu học nhằm cung cấp vốn từ cho học sinh làm phương tiện giao tiếp. Vốn từ của các em càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng từ càng lớn và hoạt động giao tiếp càng chính xác bấy nhiêu. Vì vậy, việc cung cấp, mở rộng vốn từ nói chung cũng như từ đồng nghĩa nói riêng cho học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành các kĩ năng : nghe - nói - đọc - viết. Đó chính là nguồn bổ sung phong phú vào vốn từ của mỗi ngôn ngữ cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó, các từ đồng nghĩa giúp chúng ta thể hiện một cách chính xác, rõ ràng điều cần diễn đạt và biểu thị đầy đủ những biểu hiện sinh động, đa dạng của các hiện tượng sự vật trong thực tế khách quan. Môn Tiếng Việt ở lớp 5 gồm các phân môn : Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Trong đó phân môn Luyện từ và câu chiếm thời lượng 2 tiết/ tuần. Nói chung, Luyện từ và câu là kiến thức tương đối khó, đòi hỏi người học khả năng tư duy, có vốn từ rộng và sâu. Tuy nhiên, sự không đồng đều về kiến thức từ ngữ cũng như cách sử dụng làm cho người học lúng túng, chưa phát huy hết được năng lực học tập. Với những em có vốn từ khá sẽ tiếp thu nhanh hơn, ngược lại những em có có vốn từ còn chế thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học yếu. Qua nhiều năm dạy học ở vùng có điều kiện khó khăn, tôi nhận thấy vốn từ tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, khả năng sử dụng từ đã khó, sử dụng đúng từ đồng nghĩa lại càng khó hơn. Bởi vì từ đồng nghĩa ngoài nét nghĩa chung nó còn có nét nghĩa riêng biệt. Các từ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay thế được cho nhau trong những bối cảnh cụ thể, tránh được tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần một đơn vị ngôn ngữ, gây cảm giác dư thừa và nhàm chán. Vì vậy tôi chọn đề .
đang nạp các trang xem trước