TAILIEUCHUNG - Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của vịnh Nha Trang qua các chỉ số môi trường nước và thực vật phù du
Bài viết này sử dụng dữ liệu về các thông số môi trường nước và quần xã TVPD được quan trắc từ năm 2001 đến năm 2011 tại vịnh Nha Trang để tính toán các chỉ số chỉ thị cho tình trạng ưu dưỡng của thủy vực nhằm mục đích tăng thêm các thông số chỉ thị sinh vật trong đánh giá môi trường ven biển Việt Nam. | TAP CHI HOC 2015, 37(4): Đánh giá trạng tháiSINH dinh dưỡng của vịnh Nha446-457 Trang DOI: ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DINH DƯỠNG CỦA VỊNH NHA TRANG QUA CÁC CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THỰC VẬT PHÙ DU Huỳnh Thị Ngọc Duyên1, Nguyễn Thị Mai Anh2, Nguyễn Chí Thời2, Trần Thị Lê Vân2, Phan Tấn Lượm2, Nguyễn Ngọc Lâm2, Đoàn Như Hải2* 1 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG tp. Hồ Chí Minh Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *haidoan-ion@ TÓM TẮT: Dữ liệu 10 năm của các thông số môi trường nước và quần xã thực vật phù du (TVPD) tại trạm kiểm soát môi trường trong Vịnh Nha Trang được sử dụng để tính toán các chỉ số chỉ thị cho trạng thái dinh dưỡng của thủy vực. Các chỉ số TRIX dao động từ 4,3 đến 5,9 và TSI từ 28,5 đến 53,1 đã thể hiện tình trạng ở mức độ nghèo đến dinh dưỡng trung bình trong thủy vực. Trong khi đó, chỉ số tảo silic TDI ở mức từ 1,4-5,0 đã cho biết thủy vực thường xuyên ở trạng thái dinh dưỡng từ trung bình đến ưu dưỡng. Các chỉ số tỷ lệ nhóm tảo silic trung tâm/lông chim (C/P) có giá trị >2 chỉ thị cho sự ưu dưỡng của thủy vực. Phân tích tương quan cho thấy các chỉ số đánh giá trạng thái dinh dưỡng của thủy vực tính toán dựa trên các thông số môi trường và dựa vào TVPD là tương quan dương có ý nghĩa. Các chỉ số Dia/Dino-N và C/P-N cũng có thể sử dụng để đánh giá trạng thái dinh dưỡng của thủy vực. Chỉ số TDI cần được nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng rộng rãi cho các thủy vực ven biển. Từ khóa: Chỉ thị môi trường, thực vật phù du, trạng thái dinh dưỡng, vịnh Nha Trang. MỞ ĐẦU Trong các hệ sinh thái thủy sinh, chu trình phát triển ngắn của thực vật phù du (TVPD) làm cho chúng nhạy cảm hơn với sự biến đổi môi trường [22]. Vì vậy, biến động cấu trúc quần xã và sinh khối TVPD được xem như là những chỉ thị tốt của sự biến đổi môi trường [15, 22]. Carstensen et al. (2008) [3] đã xây dựng công cụ để đánh giá tình trạng sinh thái dựa trên các thành phần sinh học là TVPD và rong biển dựa trên mối .
đang nạp các trang xem trước