TAILIEUCHUNG - Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa mangan khu vực Nà Pết, Tuyên Quang

Bài viết Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa mangan khu vực Nà Pết, Tuyên Quang chỉ ra quặng mangan gốc phân bố tập trung trong đới Vò Nhàu, cà nát, mặt phân phiến dạng bong lớp phát triển trong các đá phiến silic, xen quaczit của hệ tầng Phia Phương (D pp). | T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 46, 4-2014, MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ QUẶNG HÓA MANGAN KHU VỰC NÀ PẾT, TUYÊN QUANG NGUYỄN PHƯƠNG, NGUYỄN THỊ CÚC, Trường Đại học Mỏ - Địa chất NGUYỄN THỊ THU HẰNG, CTCP tư vấn triển khai CN Mỏ - Địa chất Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa mangan khu vực Nà Pết cho phép rút ra một số kết luận sau: - Quặng mangan gốc phân bố tập trung trong đới vò nhàu, cà nát, mặt phân phiến dạng bong lớp phát triển trong các đá phiến silic, xen quaczit của hệ tầng Phia Phương (D1pp). Chiều dày trung bình các thân quặng biến đổi từ 0,7m đến 3,2m, biến đổi thuộc loại tương đối ổn định đến không ổn định. Hàm lượng Mn trong quặng gốc từ 0,04% đến 23,36%, trung bình 4,73%, biến đổi thuộc loại đặc biệt không đồng đều. Quặng có cấu tạo dạng đặc xít, dăm, xâm tán. - Khoáng vật trong quặng gốc chủ yếu là psilomelan, manganit, pyroluzit, ngoài ra còn có các khoáng vật chứa sắt như magnetit, limonit, ít hơn là pyrit. Kiến trúc quặng dạng keo, ẩn tinh, gặm mòn, dạng hạt nhỏ, dạng khung. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng cho giai đoạn tạo quặng công nghiệp là Psilomelan - Pyroluzit - Limonit. Quặng thuộc kiểu nguồn gốc phong hóa thấm đọng. - Quặng eluvi – deluvi phân bố dạng lớp phủ trên diện tích khá rộng, kéo dài theo phương ĐB - TN, trùng phương kéo dài của các thân quặng gốc. Thành phần khoáng vật tương tự quặng gốc. Quặng tồn tại chủ yếu dạng tảng lăn, cục, dạng hòn và dạng bột. Thân quặng dày từ 1 -2 m đến 5 - 6 m; có vị trí tới 10 - 15m, trung bình 3 - 4m, biến đổi thuộc loại tương đối ổn định. Hàm lượng Mn trong các thân quặng từ 0,02% – 21,10%, trung bình 5,06%, biến đổi thuộc loại không đồng đều. Quặng có hàm lượng thấp, quy mô không lớn, nhưng điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài mangan, kết quả phân tích còn cho thấy hàm lượng Fe trong tinh quặng tương đối cao, cần được kết hợp thu hồi cùng mangan trong quá trình khai thác. 1. Khái quát đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.