TAILIEUCHUNG - Những công cụ bổ sung và ứng dụng tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp
Sau khi giới thiệu một số khái niệm cơ bản về quản trị tri thức, chu trình quản trị tri thức và sự vận hành của chu trình quản trị tri thức tích hợp, bài viết giới thiệu một số công cụ bổ sung và ứng dụng tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp. Đó là: E-learning, trực quan dữ liệu và bản đồ tri thức, trí tuệ nhân tạo, hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ chuyên gia và lọc thông tin. | NHỮNG CÔNG CỤ BỔ SUNG VÀ ỨNG DỤNG TRI THỨC TRONG CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC TÍCH HỢP (Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, quá khứ-Hiện tại-Tương lai”, Đại học Quốc gia Hà Nội 1/2017)) . Đoàn Phan Tân Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Email: doanphantan@, Tel: 0984461124 Tóm tắt: Sau khi giới thiệu một số khái niệm cơ bản về quản trị tri thức, chu trình quản trị tri thức và sự vận hành của chu trình quản trị tri thức tích hợp, bài viết giới thiệu một số công cụ bổ sung và ứng dụng tri thức trong chu trình quản trị tri thức tích hợp. Đó là: E-learning, trực quan dữ liệu và bản đồ tri thức, trí tuệ nhân tạo, hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ chuyên gia và lọc thông tin. Abstract: After introducing some basic concepts of knowledge management, knowledge management cycle and the operation of an integrated knowledge management cycle, the article introduces some knowledge sharing and dissemination tools of integrated knowledge management cycle. That is: Elearnung, Data Visualization and Knowledge Maps, Artificial Intelligence - AI, Decission Support System – DSS, Expert Systems- ES and Information Filtering – IF. *** Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng của sự kiến tạo, lan truyền và sử dụng tri thức, thông tin. Năm 1995, Drucker (1909 – 2005), một chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, đã nhận định: “Chúng ta đang đi vào xã hội tri thức, trong đó nguồn lực kinh tế cơ bản không phải là vốn mà là tri thức” và “Tri thức đã và đang là một nguồn lực kinh tế chủ yếu và là một nguồn lực thống trị của lợi thế cạnh tranh” Như vậy từ những năm cuối của thế kỷ trước, tri thức đã được thừa nhận là nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vai trò của quản trị tri thức (Knowledge Management- KM) nổi lên và trở thành là một trong những chủ đề nóng hiện nay trong cả giới doanh nghiệp và
đang nạp các trang xem trước