TAILIEUCHUNG - Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta
Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi tắt là Công ước) được Đại Hội đồng Các quốc gia thành viên của UNESCO thông qua vào năm 1972, đã trở thành một trong những dấu ấn nổi bật, có ảnh hưởng sâu rộng nhất của UNESCO trong việc bảo tồn di sản. Đây là Công ước duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. | Nguy n Vi t C ng: V n nghi˚n c u, Ÿp d ng. 20 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG QUY ĐỊNH QUỐC TẾ TRONG THỰC TIỄN BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Ở NƯỚC TA THS. NGUY N VI T C NG* ổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945, với mục đích “Góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”1. Là một tổ chức lớn của Liên hợp quốc, UNESCO có chức năng: thử nghiệm các ý tưởng về những vấn đề quan trọng đang phát sinh trong lĩnh vực của mình, từ đó định dạng những chiến lược và chính sách; soạn thảo và xác lập các quy chuẩn đạo đức, chuẩn mực và tri thức; tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin; và, xúc tác quan hệ hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi tắt là Công ước) được Đại Hội đồng Các quốc gia thành viên của UNESCO thông qua vào năm 1972, đã trở thành một trong những dấu ấn nổi bật, có ảnh hưởng sâu rộng nhất của UNESCO trong việc bảo tồn di sản. Đây là Công ước duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Theo quan điểm của UNESCO, di sản văn hóa và thiên nhiên thuộc nhóm những di sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân T * Cục Di sản văn hoá tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc thất thoát, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong số đó, có những di sản, với những tính chất vô cùng đặc biệt của chúng, được coi là có “giá trị nổi bật toàn cầu”, xứng đáng được bảo
đang nạp các trang xem trước