TAILIEUCHUNG - Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài ấu trùng cánh lông (trichoptera) ở vườn quốc gia Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài báo này công bố những kết quả bước đầu về thành phần loài ấu trùng bộ Cánh lông (Aquatic insect – Trichoptera) ở vườn Quốc gia Bạch Mã góp phần cung cấp một số dẫn liệu mới về khu hệ côn trùng nước Việt Nam. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 49 (3) (2011) 113-119 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ẤU TRÙNG CÁNH LÔNG (TRICHOPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Đình Trung1, Lê Trọng Sơn1, Vũ Thị Phương Anh2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Quảng Nam Đến Tòa soạn ngày 7/9/2010 1. MỞ ĐẦU Vườn Quốc Bạch Mã có hệ thống thuỷ văn dày đặc với nhiều suối lớn nhỏ phân bố từ vùng đệm cho tới đỉnh. Mật độ sông suối khoảng km/km2, dòng chảy trong khu vực chính của Vườn từ đai cao 100 m đến 1400 m với tổng chiều dài các con suối chính là 45,09 km. Bên cạnh các khe, suối điển hình phân bố ở khu vực đồng bằng còn có các suối trên núi cao có khí hậu á nhiệt đới, tạo điều kiện cho một số ít loài côn trùng thích nghi phân bố ở vùng này. Cho đến nay, việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng nước thuộc các thủy vực ở nước ta, đặc biệt ở VQG Bạch Mã còn rất hạn chế do các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này quá ít, mới được hình thành từ sau năm 2000. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài ở Bạch Mã mới chỉ dừng lại ở bộ Phù du (Ephemeroptera) của Nguyễn Văn Vịnh, bộ Cánh úp (Plecoptera) của Cao Thị Kim Thu. Đây có thể xem là các công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về Côn trùng ở nước tại vườn Quốc gia Bạch Mã. Việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và tính đa dạng sinh học ở cấp độ loài ở vùng Bạch Mã – Hải Vân là mối quan tâm của các nhà khoa học và các cấp ban ngành liên quan. Chính vì vậy, tiếp tục tiến hành nghiên cứu về côn trùng nước ở Bạch Mã là rất cần thiết, nhằm góp phần cung cấp những dẫn liệu đầy đủ tính đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố và vai trò sinh thái bảo vệ môi trường của các bộ côn trùng nước ở vùng này. Bài báo này công bố những kết quả bước đầu về thành phần loài ấu trùng bộ Cánh lông (Aquatic insect – Trichoptera) ở vườn Quốc gia Bạch Mã góp phần cung cấp một số dẫn liệu mới về khu hệ côn trùng nước Việt Nam. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.