TAILIEUCHUNG - Di tích khảo cổ cát tiên với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Từ năm 1985, sau khi di tích khảo cổ Cát Tiên được phát hiện, đến nay di tích đã được khai quật 8 lần - vào các năm 1994, 1996, 1998, 2001, 2003, 2006. Kết quả khai quật cho thấy, đây là một di tích có giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật. Bài viết tập trung giới thiệu tổng quan về di tích, qua đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hiện nay. | DBM=MA>I@MJMI@MJMI@MJM;IMJM4EM26LMF7LMK3CMF5HMHK1 Đờn, thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu. Mặt khác, chúng tôi muốn nhắc đến tộc người Mạ ở các bon. Phát triển du lịch địa phương làm sao gắn kết với họ để góp phần xóa đói giảm nghèo, là cơ hội để giữ gìn các nét văn hóa truyền thống tộc người Mạ ở địa phương. Vì thế, cần/nên chọn một số bon người Mạ để du khách đến tham quan, tìm hiểu sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của họ. Cảnh quan xung quanh cũng như sinh hoạt của cư dân địa phương cần được khai thác để đưa vào du lịch. Đó là những cánh đồng lúa trải dài, những ruộng dâu, ruộng bắp xanh mướt bên bờ sông Đạ Đờn, cảnh đẹp của núi rừng hùng vĩ, của dòng sông Đạ Đờn uốn lượn mềm mại như dải lụa, những mái nhà xây theo kiểu dáng nhà ở quê miền Trung yên bình,. sẽ là những khoảnh khắc thú vị cho du khách khi đặt chân đến đây. 4. Tạm kết Đối với di tích khảo cổ Cát Tiên, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu để giải mã những tồn nghi về nó, thì cần khai thác giá trị của di tích để phát triển du lịch - một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, còn góp phần rất lớn trong việc mở rộng phát triển du lịch ở các tỉnh phía Nam Lâm Đồng trong tương lai. Bên cạnh đó, muốn đưa du khách đến đây thì cần phải có những định hướng đúng, những giải pháp hợp lý và xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng và phù hợp với văn hóa bản địa. Đồng thời, chúng tôi nghĩ rằng, du lịch di tích khảo cổ Cát Tiên là một cơ hội lớn để cộng đồng xã hội, du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về giá trị của di tích, góp phần quảng bá, tôn vinh giá trị di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay./. J_a_W Chú thích: 1- Hà Thị Sương (2015), “Giá trị khảo cổ, lịch sử và văn hóa và nghệ thuật của các di tích khảo cổ Cát Tiên”, in trong: Trường ĐHKHXH&NV, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Di tích khảo cổ Cát Tiên-30 năm nhìn lại”, 12/2015, tr. 40. 2- Bùi Chí Hoàng, Đào Linh Côn (2004), “Khai quật Cát TiênLâm Đồng”, in trong: Nhiều
đang nạp các trang xem trước