TAILIEUCHUNG - Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc
Bài viết Phân tích các quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc của một số học giả trong nước và trên thế giới, tác giả bài viết xem xét và luận giải quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc với mong muốn được những luận chứng khoa học khi đề ra chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc,. bài viết. | Bàn thờm quan niệm và định nghĩa về phạm trự dõn tộc Nguyễn Hoàng H−ng (*) Tóm tắt: Trên cơ sở nêu và phân tích các quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc của một số học giả trong nước và trên thế giới, tác giả bài viết xem xét và luận giải quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc với mong muốn có được những luận chứng khoa học khi đề ra chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc, Từ khóa: Dân tộc, Phạm trù dân tộc, Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa xã hội khoa học Có thể nói, dân tộc là một trong những vấn đề phức tạp, có ý nghĩa quan trọng, nó đã và đang còn được tranh luận cả về lý luận, chính trị cũng như thực tiễn. Điều ấy chứng tỏ đây là đối tượng thuộc về đời sống hiện thực cần phải tiếp tục nghiên cứu. Nh−ng, để tìm hiểu được một cách thỏa đáng, có sức thuyết phục về vấn đề nói trên thì trước hết cần làm rõ phạm trù (khái niệm) dân tộc là gì.(*)Nếu không nhận biết được bản chất khái niệm này thì rất khó hoặc không thể luận chứng với kết quả khả quan các vấn đề to lớn như chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc, dân tộc và tôn giáo, độc lập dân tộc,. Xác định ph−ơng pháp nghiên cứu như vậy chính là để đi đến bàn (*) Tr−ởng Ban Tuyên giáo Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Giang. những vấn đề chính trị thực tiễn mang tính thời sự cấp bách hiện nay. Dân tộc thường được những nhà hoạt động chính trị cũng như giới nghiên cứu, giảng dạy lý luận, khoa học xã hội sử dụng với hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, đó là cách hiểu về cơ bản giống như định nghĩa dân tộc của J. Stalin, cho rằng “ Dân tộc là một khối cộng đồng gồm nhiều người, khối ổn định, hình thành trong quá trình lịch sử, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, một đời sống kinh tế chung, một cấu tạo tâm lý chung biểu hiện trong một nền văn hóa chung” (M. Rôdentan và P. Iuđin, 1976, ). Quan điểm này cho thấy rõ, dân tộc là một cộng đồng người được hình thành trong quá .
đang nạp các trang xem trước