TAILIEUCHUNG - Kinh nghiệm thành lập bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1.000.000 theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái (phần đất liền Việt Nam)
Bài báo này giới thiệu kinh nghiệm thành lập bản đồ địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái, được tiến hành tại Phòng Địa mạo và Địa động lực, Viện Địa lý, tập trung chủ yếu vào hai nội dung sau đây: Cấu trúc và nội dung của chú giải bản đồ, cách thể hiện; nội dung các đơn vị địa mạo được phân chia. | 35(2), 146-151 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013 KINH NGHIỆM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA MẠO TỶ LỆ 1: THEO NGUYÊN TẮC NGUỒN GỐC - HÌNH THÁI (PHẦN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM) LÊ ĐỨC AN, UÔNG ĐÌNH KHANH, VÕ THỊNH, BÙI QUANG DŨNG E - mail: leducan10@ Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 24 - 12 - 2012 1. Mở đầu Khác với bản đồ địa chất được thành lập theo "nguyên tắc lịch sử" thống nhất trên toàn thế giới từ lâu, bản đồ địa mạo do đặc điểm về nội dung đa dạng của mình (gồm 3 thành phần chính là: hình thái, nguồn gốc, và lịch sử phát triển) đã có nhiều nguyên tắc thành lập khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng cũng như đặc điểm địa hình của vùng cần đo vẽ, đặc biệt là đối với các bản đồ tỷ lệ nhỏ. Ở Việt Nam, trong khoảng vài thập kỷ gần đây, các bản đồ địa mạo tỷ lệ nhỏ (1: và nhỏ hơn) được thành lập theo nguyên tắc kiến trúc hình thái (Liên đoàn Bản đồ Địa chất [1]; trong Atlas Quốc gia - 1996 [2]; Viện Địa lý), cũng đã có những thử nghiệm lập bản đồ địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái Viện Địa lý) và lịch sử - nguồn gốc (Khoa Địa lý, Trường Đại học KHTN Hà Nội [3]). Thông thường, bản đồ được thành lập theo nguyên tắc nào (nguồn gốc, lịch sử, nguồn gốc hình thái, ) thì đối tượng chính của bản đồ được phân loại theo nguyên tắc đó và được thể hiện trên bản đồ bằng phương tiện chính của họa đồ - đó là màu nền. Thí dụ, nếu như bản đồ được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc thì toàn bộ các đơn vị họa đồ (là các dạng địa hình hoặc tập hợp của chúng thể hiện trên bản đồ) được phân loại trong chú giải theo nguồn gốc (thí dụ: kiến tạo, bóc mòn chung, dòng chảy, karst, do gió, băng hà, sinh vật, ) và chúng được thể hiện trên bản đồ bằng màu nền được lựa chọn sao cho mỗi màu gắn với một nguồn gốc cụ thể. Bài báo này giới thiệu kinh nghiệm thành lập bản đồ địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái, được tiến hành tại Phòng Địa mạo và Địa 146 động lực, Viện Địa lý, tập trung chủ yếu vào hai nội dung sau .
đang nạp các trang xem trước