TAILIEUCHUNG - Ứng dụng phương pháp trọng số bằng chứng trong tìm kiếm quặng wolfram vùng Pleimeo, tỉnh Kon Tum
Nội dung của bài báo nhằm giới thiệu phương pháp trọng số bằng chứng trong tìm kiếm khoáng sản rắn và kết quả áp dụng trong phân vùng triển vọng khoáng hóa volfram khu vực Plei Meo thuộc tỉnh Kon Tum dựa theo các tài liệu thạch học, địa hóa, địa vật lý, kiến tạo và các điểm khoáng hóa. | 35(1), 29-35 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013 DỰ BÁO BIẾN DẠNG MẶT ĐẤT KHU VỰC HÀ ĐÔNG DO ĐÔ THỊ HÓA VÀ KHAI THÁC NƯỚC NGẦM TRẦN VĂN TƯ, HÀ NGỌC ANH, ĐÀO MINH ĐỨC, NGUYỄN MẠNH TÙNG Email: tranvantu92@ Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 15 - 6 - 2012 1. Mở đầu Khu vực quận Hà Đông, trước khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội là thành phố Hà Đông với sự mở rộng theo quy hoạch đô thị Hà Đông. Khu vực này, về mặt địa lý, là sự chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng bán sơn địa phía tây bắc Hà Nội. Đây cũng là ranh giới quá trình biển tiến thời kỳ đầu và giữa Holocene. Bằng chứng là sự có mặt trong mặt cắt địa chất hệ tầng đất yếu lbmQ21-2hh hoặc abQ21-hh. Một vài lỗ khoan còn bắt gặp lớp sét của trầm tích thuần biển của hệ tầng Hải Hưng. Đô thị Hà Đông gồm cả một phần lưu vực hai sông Đáy và Nhuệ chảy qua theo hướng bắc nam gần biên phía đông và tây khu vực. Về địa hình, vùng phía nam và đông nam của lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ có độ cao địa hình 4-5m, thậm chí 3-4m. Trong khi đó, vùng phía bắc có địa hình cao 6-8m. Trong một phạm vi hẹp của đồng bằng, có sự chênh lệch lớn địa hình là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do hoạt động sụt lún gây ra bởi hoạt động tân kiến tạo; thứ hai do sự bổ cấp không đều phù sa của sông Hồng và sông Đáy thời kỳ chưa có đê; Thứ ba, do quá trình cố kết lớp đất yếu; Thứ tư là sự tác động của hoạt động kinh tế nhất là xây dựng làng xóm, đô thị và khai thác nước ngầm. Hiện nay, khai thác nước tập trung cung cấp cho Hà Đông thuộc hai nhà máy: Nhà máy tại trung tâm Hà Đông gồm 8 giếng với công suất 16000 m3/ và nhà máy nước tại Ba La gồm 8 giếng với công suất 20000 m3/. Công suất này ngày càng gia tăng là mối lo ngại làm mất cân bằng nguồn nước và gây biến dạng mặt đất [3]. Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hiện tượng lún mặt đất do khai thác nước ngầm tại Hà Nội đã được lưu ý bởi nhiều nhà khoa học như Lê Huy Hoàng, Nguyễn Đức Tâm, Trần Văn Hoàng, Nguyễn Huy Phương, Đoàn Thế .
đang nạp các trang xem trước