TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của kích cỡ cốt liệu và hàm lượng nước đến cường độ nén và độ lưu động của bê tông
Bài báo nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích cỡ cốt liệu và hàm lượng nước đến cường độ nén và độ lưu động của bê tông. Thí nghiệm với hỗn hợp ba mẫu bê tông được thiết kế với kích cỡ cốt liệu và hàm lượng nước khác nhau. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ CỐT LIỆU VÀ HÀM LƯỢNG NƯỚC ĐẾN CƯỜNG ĐỘ NÉN VÀ ĐỘ LƯU ĐỘNG CỦA BÊ TÔNG Lê Thị Thanh Tâm1, Mai Thị Ngọc Hằng2, Mai Thị Hồng3, Nguyễn Thị Mùi4 TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích cỡ cốt liệu và hàm lượng nước đến cường độ nén và độ lưu động của bê tông. Thí nghiệm với hỗn hợp ba mẫu bê tông được thiết kế với kích cỡ cốt liệu và hàm lượng nước khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cường độ nén của bê tông giảm và độ lưu động của bê tông tăng khi sử dụng cốt liệu có kích cỡ lớn. Hàm lượng nước cao là nguyên nhân gây ra cường độ nén ban đầu cao nhưng cường độ lâu dài thấp. Từ khóa: Bê tông, cường độ nén, độ lưu động, kích cỡ cốt liệu, hàm lượng nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bê tông là vật liệu phổ biến sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, và thủy lợi. Các thành phần cơ bản tạo nên bê tông bao gồm: xi măng, cát, đá, và nước. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình, điều kiện làm việc và yêu cầu về kết cấu mà có thể thêm các phụ gia để tăng cường một số đặc tính của bê tông. Do vậy, với bê tông thường, các đặc tính của nó phụ thuộc nhiều vào hàm lượng và chất lượng của các vật liệu chế tạo bê tông. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ nén và độ lưu động của bê tông (độ sụt), ví dụ như: tỷ lệ các thành phần cấu tạo, phương pháp trộn, điều kiện bảo dưỡng, loại cốt liệu, hình dạng cốt liệu và chất lượng của các vật liệu chế tạo bê tông Trong các yếu tố trên, mối quan hệ giữa kích cỡ cốt liệu thô (đá, sỏi) với cường độ nén và độ lưu động của bê tông nhận được sự quan tâm từ một số nhà nghiên cứu trên thế giới [9,10,12-15]. Đa phần các nghiên cứu đều kết luận rằng khi kích cỡ cốt liệu tăng, cường độ chịu nén của bê tông giảm. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Kozul và Darwin (1997) [6], sự thay đổi kích cỡ cốt liệu không ảnh hưởng nhiều đến cường độ chịu nén của bê tông. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, với bê tông thường sử dụng cốt liệu
đang nạp các trang xem trước