TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng trứng lợn nuôi thành thục in vitro
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tỷ lệ các nhóm nang có kích thước khác nhau có trên bề mặt buồng trứng lợn và đánh giá ảnh hưởng của kích thước nang trứng tới chất lượng trứng trong quá trình nuôi thành thục in vitro. Các nang trứng được chia thành 3 nhóm với kích thước dưới 2mm, từ 2-3mm và trên 3mm với tỷ lệ lần lượt là 60,8±3,1%; 26,1±2,0% và 13,1±2,5% (P< 0,05). | Nguyễn Văn Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 149 - 154 ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC NANG TRỨNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRỨNG LỢN NUÔI THÀNH THỤC IN VITRO Nguyễn Văn Lâm1, Hứa Nguyệt Mai2*, Nguyễn Văn Hạnh1, Nguyễn Việt Linh1 1 Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tỷ lệ các nhóm nang có kích thước khác nhau có trên bề mặt buồng trứng lợn và đánh giá ảnh hưởng của kích thước nang trứng tới chất lượng trứng trong quá trình nuôi thành thục in vitro. Các nang trứng được chia thành 3 nhóm với kích thước dưới 2mm, từ 2-3mm và trên 3mm với tỷ lệ lần lượt là 60,8±3,1%; 26,1±2,0% và 13,1±2,5% (P< 0,05). Tỷ lệ trứng loại A ở nhóm nang trên 3 mm cao hơn so với nhóm nang 2-3mm (20,5±6,8% và 5,8±2,3%), (P<0,05) trong khi nhóm nang dưới 2mm không có trứng loại A. Trứng loại B ở hai nhóm nang từ 23mm và trên 3mm có tỷ lệ tương đương nhau (63,1%±4,9 và 62,5±7,8%) còn ở nhóm nang dưới 2mm thấp hơn chỉ đạt 40,5±4,1% (P<0,05). Những trứng đủ tiêu chuẩn ở các nhóm nang được nuôi trong điều kiện 38,5 0C và 5% CO2. Kết quả cho thấy tỷ lệ trứng thành thục ở nhóm nang trên 3mm cao nhất 60,7±, nhóm nang từ 2-3mm và dưới 2mm có tỷ lệ thành thục thấp hơn (29,7±4,6% và 6,8±3,1%); (P<0,05). Kích thước nang trứng có ảnh hưởng đến tỷ lệ của từng loại trứng khi thu nhận và tỷ lệ trứng thành thục sau quá trình nuôi in vitro. Nang có kích thước trên 3mm cho kết quả cao nhất cả về số trứng tốt và tỷ lệ trứng thành thục sau quá trình nuôi. Từ khóa: Kích thước nang; Trứng lợn; Chất lượng; Nuôi thành thục. ĐẶT VẤN ĐỀ* Lợn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Lợn còn là đối tượng gần gũi với con người về mặt sinh lý học do đó lợn có tiềm năng trở thành nguồn nguyên liệu các loại nội tạng phục vụ cho y học thay thế. Vì vậy, lợn được quan tâm nghiên cứu đặc biệt trên phôi. Việc sản xuất phôi lợn in vitro làm nguyên liệu cho các nghiên cứu đó hiện tại vẫn chưa đạt
đang nạp các trang xem trước