TAILIEUCHUNG - Cơ sở hoàn thiện các quy định về thời hạn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Bài viết tập trung giải quyết những vấn đề lý luận là cơ sở cho việc đánh giá, xem xét và đưa ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn tố tụng hình sự. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 34-43 Cơ sở hoàn thiện các qui định về thời hạn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Chí* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 2 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 3 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Thời hạn tố tụng hình sự là nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời là bộ phận cấu thành của thủ tục tố hình sự hiện diện trong tất cả các mô hình tố tụng trên thế giới, xuyên suốt quá trình lịch sử. Thời hạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính hiệu quả của thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm và bảo đảm quyền con người với ý nghĩa việc quy định thời hạn tố tụng hình sự hợp lý, khoa học sẽ có tác động tích cực trong việc thực hiện mục đích của tố tụng tụng hình sự, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề lý luận là cơ sở cho việc đánh giá, xem xét và đưa ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn tố tụng hình sự. Từ khóa: Thời hạn tố tụng hình sự. 1. Đặt vấn đề∗ Thứ nhất, thời hạn tố tụng hình sự có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, khách quan, công bằng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, đồng thời bảo vệ các quyền con người và lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết về cải cách tư pháp với mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao”[1]. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học để triển khai, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng là hết sức cần thiết, đặc .
đang nạp các trang xem trước