TAILIEUCHUNG - Mấy ý kiến về xác định các năng lực chuyên biệt trong dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông

Bài viết nêu quan điểm cho rằng hiểu rằng năng lực chung là năng lực mà dạy học các môn cùng hình thành nên và năng lực chuyên biệt là năng lực của từng môn (ví dụ năng lực ngoại ngữ, năng lực làm toán, năng lực làm văn) là không đúng tinh thần giáo dục. Học môn ngữ văn đã đành là để biết “làm văn” nhưng làm văn không phải để viết các bài kiểm tra ở lớp hay bài thi theo đề mà là để đọc hiểu-giao tiếp-hợp tác-làm người nói chung về sau. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 34, Số 1 (2018) 1-7 Mấy ý kiến về xác định các năng lực chuyên biệt trong dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông Nguyễn Đức Can1,*, Lê Thời Tân2 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội,98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 13 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Tóm tắt: Bài viết nêu quan điểm cho rằng hiểu rằng năng lực chung là năng lực mà dạy học các môn cùng hình thành nên và năng lực chuyên biệt là năng lực của từng môn (ví dụ năng lực ngoại ngữ, năng lực làm toán, năng lực làm văn) là không đúng tinh thần giáo dục. Học môn ngữ văn đã đành là để biết “làm văn” nhưng làm văn không phải để viết các bài kiểm tra ở lớp hay bài thi theo đề mà là để đọc hiểu-giao tiếp-hợp tác-làm người nói chung về sau. Từ ý thức đó bài viết cố gắng thực hiện một sự phân tích sâu hơn bản thân các năng lực chuyên biệt trong mối liên hệ hòa kết hướng tới một mục tiêu giáo dục chung của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ khóa: năng lực chung, năng lực chuyên biệt, môn Ngữ Văn, Trung học phổ thông. 1. Đặt vấn đề (Đọc hiểu văn bản), Tiếng Việt (Ngữ), Làm văn. Môn học này vừa có tính cách Nghệ thuật (tác phẩm nghệ thuật ngôn từ) vừa có tính cách Khoa học (Ngữ học, Văn học sử, Lí luận văn học). Các năng lực chuyên biệt hình thành trong khi dạy học môn Ngữ văn do vậy cũng phải được nhìn nhận trong trạng thái hòa kết. Ta thường nói năng lực Ngữ văn gồm 2 năng lực bộ phận là: Năng lực tiếp nhận văn bản và Năng lực tạo lập văn bản. Lẽ tự nhiên, để có thể nói đến được việc hình thành các năng lực đó, trước hết cần phải xác định được “văn bản” là những gì, chúng có ý nghĩa giá trị như thế nào đối cuộc sống thực (cuộc sống nhân sinh-xã hội sau giáo dục phổ thông mà sản phẩm “Người học sinh” tham gia vào đó) để rốt cuộc học môn Ngữ văn là phải biết “tiếp nhận” và “tạo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.