TAILIEUCHUNG - Phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động tích cực hội nhập quốc tế là hai thành tựu nổi bật, đồng thời trong quá trình 25 năm đổi mới và phát triển của Việt Nam. Chủ trương thực hiện phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên 5 trụ cột: tăng trưởng kinh tế nhanh, chất lượng và hiệu quả; xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ và hài hòa; thân thiện với môi trường; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; và giữ gìn ổn định chính trị- xã hội, thể hiện nét đặc thù trong định hướng phát triển của Việt Nam. | PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NGUYỄN XUÂN THẮNG* Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động tích cực hội nhập quốc tế là hai thành tựu nổi bật, đồng thời trong quá trình 25 năm đổi mới và phát triển của Việt Nam. Chủ trương thực hiện phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên 5 trụ cột: tăng trưởng kinh tế nhanh, chất lượng và hiệu quả; xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ và hài hòa; thân thiện với môi trường; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; và giữ gìn ổn định chính trị- xã hội, thể hiện nét đặc thù trong định hướng phát triển của Việt Nam, đã từng bước được quán triệt sâu sắc trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó phát triển văn hóa cùng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình này. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc mang lại nhiều cơ hội to lớn cho phát triển văn hóa: mở rộng giao lưu và đẩy mạnh hợp tác; tăng cường tiếp biến văn hóa và khẳng định giá trị riêng có; thúc đẩy giao thoa văn hóa và chia sẻ các giá trị mang tính nhân , cũng đồng thời đặt ra nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể là việc phải đối mặt với một loạt các mối quan hệ xung đột: giữa bảo tồn và phát triển; giữa văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại; giữa truyền thống và hiện đại; giữa văn hóa bản địa riêng có và văn hóa phổ biến quốc gia, toàn cầu Những vấn đề này càng đặc biệt nổi bật khi các sản phẩm và dịch vụ văn hóa đã trở nên ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, trộn lẫn cả hình thái vật thể và phi vật thể, phát triển nhanh và có khuynh hướng thương mại hóa ngày càng mạnh mẽ. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp và dịch vụ mới: công nghiệp và dịch vụ văn hóa. Bài viết này sẽ tập trung phân tích thực trạng, định hướng và các giải pháp chính sách về phát * . Viện Khoa học
đang nạp các trang xem trước