TAILIEUCHUNG - Một vài nhận thức mới về nhà Trần
Trong bài viết này, trên cơ sở nhiều năm nghiên cứu về loại hình thái ấp, tôi muốn giới thiệu một số nét được coi là những nhận thức mới của mình về Nhà Trần ở lĩnh vực này. | MỘT VÀI NHẬN THỨC MỚI VỀ NHÀ TRẦN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI* Trong những năm qua, kết quả nghiên cứu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của triều đại Nhà Trần đã đưa đến những hiểu biết khá toàn diên. Đặc biệt, kết quả khai quật khảo cổ học tại nhiều địa điểm như: 18 Hoàng Diệu (Hà Nội); Tức Mặc (Nam Định), Đông Triều (Quảng Ninh) góp phần xác định cấu trúc, vị trí, quy mô của Kinh thành Thăng Long; kiến trúc chùa tháp, lăng mộ, . Trong bài viết này, trên cơ sở nhiều năm nghiên cứu về loại hình thái ấp, tôi muốn giới thiệu một số nét được coi là những nhận thức mới của mình về Nhà Trần ở lĩnh vực này.* Thái ấp thời Trần (Thế kỷ XIII – XIV) là một trong những chế độ độc đáo của nhà Trần. Chỉ có dưới thời Trần mới tồn tại chế độ thái ấp dành cho tầng lớp quý tộc tôn thất. Các công trình nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu về thái ấp thường nhấn mạnh đến yếu tố quân sự kết hợp với chế độ ban cấp bổng lộc cho các quý tộc Nhà Trần. Với phương châm “Tông tử duy thành”1 (Dùng con cháu tông thất làm thành luỹ) Nhà Trần đã cử các vương hầu2, quý tộc, những người tài giỏi, văn võ song toàn đi trấn trị ở các địa phương bằng hình thức ban cấp thái ấp. Thái ấp là phần đất của mỗi quý tộc được vua cấp riêng cho3. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu và nghiên cứu lý thuyết, tiến hành điều * . Viện Sử học tra thực địa, tác giả góp phần giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: 1. Phát hiện và hệ thống được số lượng 15 thái ấp. Thực tế là, tư liệu trong chính sử chỉ cho biết đến địa bàn thái ấp như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh. “Chế độ nhà Trần các vương hầu đều ở phủ đệ ở hương của mình, khi chầu hầu thì mới đến Kinh sư, xong việc lại về. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chân ở Chí Linh, đều thế cả”4. Phan Huy Chú cũng ghi về điều đó nhưng có bổ sung thêm Chiêu Văn ở Thanh Hóa, Quốc Khang ở Diễn Châu: "Vương hầu triều Trần được mở phủ đệ đều có trại riêng ở hương. Khi có lễ vào chầu thì tới kinh,
đang nạp các trang xem trước