TAILIEUCHUNG - Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay
Cơ cấu giai cấp là một loại hình đặc biệt trong cơ cấu xã hội, bao gồm hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trong xã hội có giai cấp, vai trò của cơ cấu giai cấp không chỉ thể hiện qua tính quyết định đối với sự vận động còn thể hiện ở sự tác động đối với cơ sở kinh tế - nguồn gốc làm hình thành cơ cấu xã hội. đã khẳng định: cái chủ yếu trong sự phân chia xã hội là sự phân chia giai cấp. | TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN KIM TÔN* Cơ cấu giai cấp là một loại hình đặc biệt trong cơ cấu xã hội, bao gồm hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trong xã hội có giai cấp, vai trò của cơ cấu giai cấp không chỉ thể hiện qua tính quyết định đối với sự vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác, mà còn thể hiện ở sự tác động đối với cơ sở kinh tế - nguồn gốc làm hình thành cơ cấu xã hội. đã khẳng định: cái chủ yếu trong sự phân chia xã hội là sự phân chia giai cấp. Nắm vững được cơ cấu giai cấp cũng như xu hướng và tính quy luật vận động của chúng là cơ sở để Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách thích hợp đối với từng giai cấp, tầng lớp, đối với cơ sở hình thành, phát triển của chúng, qua đó phát huy cao nhất lợi thế của từng giai cấp và tầng lớp trong phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức cùng các tầng lớp lao động khác và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động và phát triển của đất nước. Cơ cấu này khá đa dạng, phong phú và chuyển dịch không ngừng. Sự chuyển dịch là một tất yếu khách quan Sự chuyển dịch của cơ cấu giai cấp được quy định bởi sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, do đó, cơ cấu kinh tế sẽ có những biến động lớn trong thời gian tới, cả ở cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. Cùng với sự biến động của cơ sở kinh tế, cơ cấu giai cấp tất yếu chuyển dịch theo. Sự chuyển dịch này diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển, nó sẽ dần đi vào ổn định khi nền kinh tế đã phát triển, có cơ cấu kinh tế hợp lý với một tỷ trọng công, nông nghiệp, dịch vụ phù hợp. Nhận rõ được tính tất yếu của quá trình chuyển dịch sẽ là cơ sở để phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay. * Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
đang nạp các trang xem trước