TAILIEUCHUNG - Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phát huy được tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực của người cao tuổi, cần nhận diện những thách thức đối với cộng đồng người cao tuổi, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp. Thực tế cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội, đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe. | Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay VẤN ĐỀ VỀ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÊ VĂN KHẢM * Tóm tắt: Tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phát huy được tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực của người cao tuổi, cần nhận diện những thách thức đối với cộng đồng người cao tuổi, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp. Thực tế cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội, đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe. Thực tế này đòi hỏi gia đình, cộng đồng, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ người cao tuổi về kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Từ khóa: Người cao tuổi, sức khỏe, gia đình, cộng đồng, an sinh xã hội. 1. Mở đầu Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với số người từ 60 tuổi trở lên là người, chiếm tỷ lệ 10,2% (năm 2012) và đang gia tăng nhanh chóng(1). Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi (NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp. Trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống(2). Người cao tuổi được xem như vốn quý của xã hội bởi những đóng góp của họ về kinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển, đồng thời là động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Người cao tuổi cũng cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng, Nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, sự tham gia xã hội, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe để đảm bảo chất lượng cuộc sống. 2. Đặc điểm của người cao tuổi(1) Theo Luật .
đang nạp các trang xem trước