TAILIEUCHUNG - Biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán (Đối chiếu với tiếng Việt)
Bài báo đi sâu miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên biểu thức so sánh không ngang bằng cơ bản trong tiếng Hán. Trên cơ sở khung miêu tả về tiếng Hán, thông qua các ví dụ được dịch sang tiếng Việt, bài báo liên hệ biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán với biểu thức so sánh không ngang bằng tương đương trong tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. | BIỂU THỨC SO SÁNH KHÔNG NGANG BẰNG TRONG TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) Nguyễn Hoàng Anh1,*, Lê Xuân Thại2 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Số 9 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam 1 Nhận bài ngày 25 tháng 12 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Bài báo đi sâu miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên biểu thức so sánh không ngang bằng cơ bản trong tiếng Hán. Trên cơ sở khung miêu tả về tiếng Hán, thông qua các ví dụ được dịch sang tiếng Việt, bài báo liên hệ biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán với biểu thức so sánh không ngang bằng tương đương trong tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Từ khoá: so sánh không ngang bằng, chủ thể so sánh, chuẩn so sánh, kết quả so sánh, từ so sánh 1. Biểu thức so sánh không ngang bằng(1) Biểu thức so sánh không ngang bằng ở tiếng Hán và tiếng Việt đều dựa trên cơ sở của hoạt động so sánh trong tư duy, là sự phản ánh, sự diễn đạt nhận thức so sánh. Chúng đều bao gồm bốn thành tố: • Thành tố chủ thể so sánh (đối tượng được so sánh), kí hiệu là A. • Thành tố chuẩn so sánh (đối tượng dùng để tham chiếu/so sánh), kí hiệu là B. • Kết quả so sánh, kí hiệu là VP (bao gồm một vị từ được kí hiệu là V và kết quả so sánh cụ thể được kí kiệu là P. Trong đó, P có thể có hoặc không xuất hiện.) • Thành tố quan hệ so sánh (các từ ngữ/ cấu trúc chỉ quan hệ so sánh), kí hiệu là X. Theo tổng kết của các nhà ngữ pháp học tiếng Hán và kết quả khảo sát của chúng tôi, biểu thức so sánh không ngang bằng cơ bản trong tiếng Hán được hiện thực hoá bằng cấu trúc “A+X+ B+VP”, trong đó X thường * ĐT: 84-904124842 Email: habvn@ 1 Thuật ngữ “so sánh không ngang bằng” còn được gọi là “so sánh hơn kém”. là từ so sánh “比”. Chính vì vậy, biểu thức so sánh này trong tiếng .
đang nạp các trang xem trước