TAILIEUCHUNG - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu đầu tiên của Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có một số điểm tích cực, nhưng vẫn còn những hạn chế. Bài viết đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013; đưa ra những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(78) - 2014 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 NGÔ VĂN VŨ* BÙI MINH HỒNG** Tóm tắt: Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu đầu tiên của Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có một số điểm tích cực, nhưng vẫn còn những hạn chế. Bài viết đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013; đưa ra những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, kế hoạch 5 năm, phát triển kinh tế, dự báo kinh tế. 1. Những điểm tích cực và hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 là duy trì mức tăng trưởng kinh tế từ 7 7,5% (sau đó Quốc hội đã điều chỉnh giảm xuống còn 6,5 - 7%). Tuy chỉ tiêu tăng trưởng này đã thấp hơn so với Kế hoạch 5 năm trước (7,5 - 8%), nhưng thực tế tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2011 2013 vẫn không đạt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011: năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,4%. Bình quân giai đoạn 2011 - 2013 tăng trưởng kinh tế đạt 5,6%/năm, thấp xa so với mục tiêu đề ra và cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2010 (6,32%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12 giai đoạn 2011 - 2013 của Việt Nam là mức thấp nhất trong 13 năm qua. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại thì một số nước trong ASAN đã có sự cải thiện rõ rệt.(*) Tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm nhanh chóng và thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Những vấn đề đang nổi cộm trong nền kinh tế chưa được giải quyết tận gốc như: lãi suất cao, tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, nợ xấu và hàng tồn kho lớn, khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng chưa tìm được lối ra. Điều này đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công (*) Tiến sĩ, Tạp chí Khoa học xã hội .
đang nạp các trang xem trước