TAILIEUCHUNG - SKKN: Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một dân tộc thiếu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Thực hiện đề tài này với mục đích nâng cao khả năng đọc đúng và tìm ra biện pháp hữu hiệu khắc phục, giải quyết triệt để lỗi phát âm sai tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Từ đó góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, nâng cao chất lượng đọc của học sinh nhất là đọc hiểu tiếng Việt, dần dần nâng cao chất lượng môn học tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn. | Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công dạy lớp 1A và trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt. Khả năng học tập của các em chưa đồng đều, có em đọc viết rất tốt nhưng vẫn có em chỉ biết đánh vần, có em chưa biết đọc. Tuy nhiên với các em học sinh lớp Một dân tộc thiểu số thì tiếng Việt là môn học mà các em gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên, khi dạy môn Tiếng Việt nhất là trong thời gian đầu năm, các em rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng học tập và tham gia đọc, viết bài. Thực tế cho ta thấy việc giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt là việc làm cần thiết. Rèn phát âm tiếng Việt là nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy rèn phát âm tiếng Việt hiện nay đang được quan tâm, chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm nâng cao chất lượng phát âm tiếng Việt, chất lượng đọc cho sinh lớp 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới xung quanh, các em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác ngôn ngữ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tiếng Việt của trẻ. Một số giáo viên chưa chú ý đến việc rèn phát âm cho học sinh, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc đúng, đọc tốt có tác dụng cao trong quá trình dạy học và chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một số giáo viên thì đã thực hiện tuy nhiên việc thực hiện chưa đúng cách, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Đa số học sinh mặc dù đã được học qua trường mầm non nhưng chưa nắm được 29 chữ cái. Một số em gia đình khó khăn cha mẹ đi làm xa không quan tâm nhắc nhở các em học tập. Một số em gia đình không hòa thuận, bố mẹ không chung sống với nhau nữa phải ở với ông bà nên thiếu sự giúp đỡ, an ủi khi học tập. Một số em hay nghỉ học theo cha mẹ đi làm nên tiếp thu kiến thức không liền mạnh dẫn đến không đọc, viết được. Một số em do tuổi lớn, khó khăn về học khả năng tiếp thu bài hạn chế. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt đối với các em học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, tôi đã tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học với mục đích nâng cao kĩ năng đọc đúng nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số.
đang nạp các trang xem trước