TAILIEUCHUNG - Tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng trong các làng xã Việt Nam

Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng được xuất hiện lâu đời và trở nên phổ biến trong các làng, xã trên mọi miền đất nước. Trong bài viết, tác giả đi sâu nghiên cứu, hệ thống trong dòng chảy của lịch sử chỉ ra được ở mỗi thời kỳ, địa phương, người dân tín ngưỡng các loại thần Thành hoàng khác nhau. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN THÀNH HOÀNG TRONG CÁC LÀNG XÃ VIỆT NAM NGUYỄN MINH TƯỜNG* Tóm tắt: Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng được xuất hiện lâu đời và trở nên phổ biến trong các làng, xã trên mọi miền đất nước. Trong bài viết, tác giả đi sâu nghiên cứu, hệ thống trong dòng chảy của lịch sử chỉ ra được ở mỗi thời kỳ, địa phương, người dân tín ngưỡng các loại thần Thành hoàng khác nhau. Đồng thời, bằng những tư liệu, tài liệu phong phú, tác giả chứng minh được sự tồn tại khách quan tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng trong đời sống cộng đồng của người Việt. Từ khóa: Tín ngưỡng, thờ thần Thành hoàng. Một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất của dân tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam là tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng trong các làng xã. Thần Thành hoàng được thờ trong các đình làng. Điều này đã được nhiều học giả khảo sát khá kỹ. Chẳng hạn như: Nguyễn Văn Khoan trong Essai sur le Đình et le culte du génie tutélaire des Villages au Tonkin(1) (Tiểu luận về ngôi Đình và tục thờ thần Thành hoàng trong các làng xã ở Bắc Kỳ); Nguyễn Văn Huyên trong Góp phần nghiên cứu một vị Thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man(2); Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục(3). Ở Trung Quốc, Thành hoàng là vị thần bảo hộ thành trì, từ trung ương đến địa phương. Thần Thành hoàng bảo vệ bộ máy quan liêu và cư dân trong thành. Bên ngoài các thành, người Trung Quốc không thờ thần Thành hoàng. Nhưng là thần, nên Thành hoàng cũng có thể làm 96 mưa, làm tạnh, che chở người tốt, trừng phạt kẻ xấu, giáo dục và xử án. Trong tín ngưỡng Thành hoàng Trung Quốc, khuynh hướng thế tục hóa khá mạnh mẽ. Thần Thành hoàng trở thành chủ tể âm ty của thành trấn địa phương. Thành hoàng có “cấp trên”, lại có “thuộc hạ”, phần lớn là quan bắt hồn.(1) Tín ngưỡng thờ Thành hoàng từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, từ thời Bắc thuộc (179 TCN - 905 SCN), cũng làm nảy sinh ra một số thần Thành hoàng mà chức năng cũng giống Thành hoàng Trung Quốc, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.