TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận cũng như các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với tội Cướp tài sản, cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn. | Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) Nguyễn Thị Hương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự; Mã số: 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Khắc Hải Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật hình sự; Tội cướp tài sản; Pháp luật Việt Nam; Bộ luật hình sự Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá - hiện đại hoá hiện nay, phải thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường đã mang lại những lợi ích to lớn về mọi mặt như kinh tế, đời sống, xã hội cho nhân dân Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn luôn có những mặt trái của nó. Hiện nay tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng đáng báo động, diễn biến của các loại tội phạm rất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, tổ chức băng đảng, ổ nhóm, đặc biệt nhóm tội xâm phạm về sở hữu mà nổi cộm là cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra liên tiếp và không ngừng gia tăng. Chỉ riêng địa bàn huyện Từ Liêm trong 10 tháng đầu năm 2013, Cơ quan điều tra Công an huyện Từ Liêm đã khởi tố 242 vụ /312 bị can tội xâm phạm về sở hữu trong đó cướp tài sản 24 vụ /33 bị can. Một số vụ đối tượng sử dụng hung khí nguy hiểm đe doạ nạn nhân để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho nhiều người, nhiều vụ không thu hồi được tài sản trả chủ sở hữu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình, an ninh, trật tự xã hội, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Xét về lịch sử luật hình sự Việt Nam, tội cướp tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy định và xét xử theo Luật hình sự khá sớm và hiện nay được quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên trong lý luận và thực tiễn có những nhận thức khác nhau về các dấu hiệu của tội phạm này dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn chưa chính xác và kém hiệu quả. Để đảm bảo truy cứu trách
đang nạp các trang xem trước