TAILIEUCHUNG - Đề thi HK 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 245
Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi HK 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 245 dưới đây. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG _ KỲ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: Vật lí 11. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề). Mã đề thi 245 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Câu 1: Thể thủy tinh là khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính gì? A. Hai mặt lõm. B. Phẳng - lồi. C. Hai mặt lồi. D. Phẳng - lõm. Câu 2: Một đoạn dây dẫn MN dài 200cm, có dòng điện cường độ 10A chạy qua. Dây dẫn được đặt vuông góc trong một từ trường đều, có độ lớn cảm ứng từ 1200mT. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn này bằng bao nhiêu? A. B. C. D. Câu 3: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Hiện tượng tự cảm. C. Hiện tượng đoản mạch. D. Hiện tượng nhiệt điện. Câu 4: Một cuộn dây có độ tự cảm bằng 30mH. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây biến thiên đều thì xuất hiện suất điện động tự cảm có độ lớn bằng bao nhiêu? A. 50V. B. 0,5V. C. 45V. D. 4,5V. Câu 5: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính một khoảng 12cm, qua thấu kính cho ảnh ảo lớn gấp ba lần vật. Tiêu cự của thấu kính này bằng bao nhiêu? A. 12cm. B. 18cm. C. ‒12cm. D. ‒18cm. Câu 6: Qua thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh có đặc điểm gì? A. Lớn hơn vật. B. Ảnh thật. C. Ảnh ảo. D. Ngược chiều vật. Câu 7: Dòng điện Fu-cô (Foucault) không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Lá nhôm dao động trong từ trường. B. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều. C. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên. D. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên. Câu 8: Lăng kính là một khối chất trong suốt và thường có dạng hình học gì? A. Hình lục lăng. B. Hình cầu. C. Hình trụ tròn. D. Lăng trụ tam giác. Câu 9: Loại tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ? A. Tương tác giữa hai điện tích đứng yên. B. Tương tác giữa nam châm và dòng điện. C. Tương tác giữa hai nam châm. D. Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện. Câu 10: Vật kính và thị kính của kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 8mm và 8cm. Hai kính đặt cách nhau 12,8cm. Một người có khoảng cực cận dùng kính hiển vi trên để quan sát một vật nhỏ. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng bao nhiêu? A. 45,16. B. 18,72. C. 12,47. D. 15,625. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Trong các hình sau đây, xy là trục chính của thấu kính, AB là vật thật, là ảnh. Với mỗi trường hợp, hãy xác định: a. là ảnh gì? (0,5 điểm) b. Loại thấu kính? Các tiêu điểm chính bằng phép vẽ? (1,5 điểm) Câu (4,0 điểm): (Dành cho HS lớp 11A) Một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm. a. Mắt người này bị tật gì? (0,5 điểm) b. Xác định độ tụ của kính phải đeo (sát mắt), để có thể nhìn rõ vật ở xa vô cùng mà không phải điều tiết? (1,5 điểm) c. Khi đeo kính, người này có thể đọc được trang sách cách mắt gần nhất 20cm. Xác định khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người này khi không đeo kính? (1,0 điểm) d. Để đọc được dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5cm. Kính đặt sát mắt. Khi đó trang sách phải đặt cách kính lúp bao nhiêu? Xác định độ bội giác của kính lúp trong trường hợp này? (1,0 điểm) Câu (4,0 điểm): (Dành cho HS lớp 11B, 11C) Vật sáng AB đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 20cm. a. Vật cách thấu kính 100cm. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh tạo bởi thấu kính? (2,0 điểm) b. Vẽ ảnh? (1,0 điểm) c. Để ảnh tạo bởi thấu kính là ảnh ảo, lớn gấp 4 lần vật AB, vật phải đặt ở vị trí nào trước thấu kính? (1,0 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 1/2 - Mã đề thi 245
đang nạp các trang xem trước