TAILIEUCHUNG - Bài giảng Bệnh học tiêu hóa - Bài 2: Lỵ trực trùng
Bài giảng này giúp người học: Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ của bệnh lỵ trực trùng, mô tả được các thể lâm sàng và liệt kê được các biến chứng, liệt kê được các biện pháp điều trị thích hợp, trình bày các biện pháp phòng bệnh. . | LỴ TRỰC TRÙNG I. ĐỊNH NGHĨA Lỵ: Là tất cả các trường hợp tiêu chảy phân có máu. Nguyên nhân đa phần là do Shigella (50%) ngoài ra có thể do vi trùng khác hoặc ký sinh trùng. Lỵ Shigella thường ở lứa tuổi 6 tháng – 3 tuổi ít khi ở trẻ dưới 6 tháng . Có thể bệnh nhẹ tự hết cho đến dạng rất nặng với nhiễm độc nặng, co giật, tăng thân nhiệt, phù não và tử vong nhanh chóng mà không có nhiễm trùng huyết hay mất nước đáng kể (H/C Ekiri). Shigella gây triệu chứng nhiễm độc toàn thân nặng nhưng ít khi có nhiễm trùng huyết. Biến chứng nhiễm trùng huyết và đông máu nội mạch lan tỏa thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong cao. II. CHẨN ĐOÁN 1. Công việc chẩn đoán a) Hỏi bệnh: Thời gian bệnh Có sốt Đau bụng, Mót rặn Tính chất phân: đàm lẫn máu Điều trị trước Co giật. Sa trực tràng. Sởi trong 6 tuần qua. b) Thăm khám: Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở Dấu hiệu mất nước: Xem thêm phần thăm khám trẻ bị tiêu chảy trong phác đồ điều trị tiêu chảy. Cần chú ý phát hiện biến chứng - Triệu chứng thần kinh: Co giật, mê sảng, cứng cổ, hôn mê. - Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc. - Rối loạn điện giải: Li bì, co giật, giảm trương lực cơ, chướng bụng - Toan chuyển hóa: Thở nhanh sâu - Hạ đường huyết. - Sa trực tràng. - Chướng bụng. - Suy thận. - Suy dinh dưỡng. c) Xét nghiệm: Công thức máu Soi phân: khi không rõ máu đại thể Cấy máu, cấy phân trong những trường hợp nặng Ion đồ, khi có rối loạn tri giác, triệu chứng thần kinh, chướng bụng, giảm trương lực cơ. Đường huyết : khi nghi ngờ hạ đường huyết. XQ bụng, siêu âm bụng khi có chướng bụng, khi cần loại trừ lồng ruột Phết máu, đếm tiểu cầu, chức năng thận khi nghi ngờ có Hội chứng tán huyết urê .
đang nạp các trang xem trước