TAILIEUCHUNG - Sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã có những phát triển căn bản. Tuy nhiên, khi công cuộc đổi mới càng phát triển theo chiều sâu, thực tiễn càng đặt ra những vấn đề phức tạp và mới mẻ. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu tổng kết những thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, phát hiện và lý giải những vấn đề mới để có quan điểm, giải pháp và bước đi thích hợp nhằm giải quyết hợp lý và hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới đi lên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết góp phần tìm hiểu một số vấn đề đó. | Sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ LÊ MINH QUÂN * Tóm tắt: Trong gần 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là mối quan hệ cơ bản. Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã có những phát triển căn bản. Tuy nhiên, khi công cuộc đổi mới càng phát triển theo chiều sâu, thực tiễn càng đặt ra những vấn đề phức tạp và mới mẻ. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu tổng kết những thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, phát hiện và lý giải những vấn đề mới để có quan điểm, giải pháp và bước đi thích hợp nhằm giải quyết hợp lý và hiệu quả mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới đi lên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết góp phần tìm hiểu một số vấn đề đó. Từ khóa: Đổi mới; lý luận; kinh tế và chính trị; Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đổi mới kinh tế, theo quan điểm của Đảng, là việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hiện nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Đó là quá trình chuyển từ nền kinh tế cơ bản là khép kín sang nền kinh tế mở đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Đổi mới chính trị, theo quan niệm của Đảng, là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội, về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; là đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của hệ
đang nạp các trang xem trước