TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU NAM TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TRẦN QUANG TIỆP NĂM 2007 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế. Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đang là vấn đề bức xúc của người dân. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân do chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mặc dù biết tài sản mình chứa chấp, tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có, đã cố tình chứa chấp, tiêu thụ những tài sản này, gây thêm khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân không tham gia đấu tranh 2 chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, .
đang nạp các trang xem trước