TAILIEUCHUNG - Luật Pháp viện biên chế về tổ chức Tòa án bản xứ ở Bắc Kỳ

Bài viết phân tích những nội dung chính được đề cập đến trong Luật Pháp viện biên chế năm 1917 về cơ cấu tổ chức, chức năng của Toà án bản xứ ở Bắc Kỳ, từ đó rút ra một số nhận xét về mục tiêu “cải cách” tư pháp tại Bắc Kỳ của thực dân Pháp những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, - KHẢO CỔ LỊCH SỬ số 2(99) - 2016 - DÂN TỘC HỌC Luật Pháp viện biên chế về tổ chức Tòa án bản xứ ở Bắc Kỳ Nguyễn Lan Dung * Tóm tắt: Luật Pháp viện biên chế năm 1917 là bộ luật đầu tiên về Toà án bản xứ ở Bắc Kỳ được chính quyền thực dân Pháp ban hành trong thời kỳ thuộc địa. Bài viết phân tích những nội dung chính được đề cập đến trong Luật Pháp viện biên chế năm 1917 về cơ cấu tổ chức, chức năng của Toà án bản xứ ở Bắc Kỳ, từ đó rút ra một số nhận xét về mục tiêu “cải cách” tư pháp tại Bắc Kỳ của thực dân Pháp những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ khóa: Luật Pháp viện biên chế; lịch sử cận đại; Toà án bản xứ; Bắc Kỳ. 1. Mở đầu Ngày 16 tháng 7 năm 1917, Khải Định ban Dụ về Chế độ tư pháp đối với người bản xứ ở Bắc Kỳ không thuộc phạm vi xét xử của Tòa Tây án (các bộ luật được ban hành kèm theo Dụ ngày 16 tháng 7 năm 1917 gồm: Luật Pháp viện biên chế, Luật tố tụng dân sự thương sự, Luật tố tụng hình sự và Luật hình) Dụ ngày 16 tháng 7 năm 1917 được coi là văn bản pháp lý quan trọng cho cuộc “cải cách” tư pháp ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp cùng với những “cải cách” khác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm ổn định thuộc địa, ngăn chặn và đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng. Trong số các bộ luật được chính thức ban hành kèm theo Dụ, đáng chú ý nhất là Luật Pháp viện biên chế - bộ luật đầu tiên được biên soạn vào thời kỳ thuộc địa có liên quan trực tiếp đến các cấp tòa án thuộc loại hình tư pháp dành cho người bản xứ ở Bắc Kỳ - một trong hai bộ phận làm nên hệ thống tư pháp ở Việt Nam thời thuộc địa, cùng với loại hình tư pháp dành cho 54 người Âu. Luật gồm 5 Chương với 22 Điều, cụ thể như sau: Chương 1 về Tòa đệ nhất cấp (10 Điều); Chương 2 về Tòa đệ nhị cấp (3 Điều); Chương 3 về Tòa đệ tam cấp (1 Điều); Chương 4 về Quan kỷ (4 Điều) và Chương 5 về Thẩm quyền của các tòa án (3 Điều). Luật Pháp viện biên chế được coi là cơ sở cho việc tổ chức và vận hành của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.