TAILIEUCHUNG - Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam là một trong tám mối quan hệ lớn ở nước ta. Giải quyết tốt mối quan hệ này là đòi hỏi vừa cấp thiết vừa lâu dài trong công cuộc đổi mới, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Lê Thị Thanh Hà Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Lê Thị Thanh Hà * Tóm tắt: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam là một trong tám mối quan hệ lớn ở nước ta. Giải quyết tốt mối quan hệ này là đòi hỏi vừa cấp thiết vừa lâu dài trong công cuộc đổi mới, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa; tiến bộ; công bằng xã hội. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, vừa làm tiền đề, vừa làm điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của phát triển văn hóa, tiền đề để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nếu không có tăng trưởng kinh tế sẽ không có điều kiện để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện về mặt chất của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau. Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Tuy nhiên, đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn. Có những mô hình tăng trưởng kinh tế tiêu cực (như tăng trưởng bằng mọi giá, tăng trưởng không lương tâm, tăng trưởng không dân chủ, tăng trưởng không bền vững, tăng trưởng không tương lai.). Tăng trưởng quá nóng thường dẫn đến tăng nhanh khoảng cách giàu - nghèo, nảy sinh .
đang nạp các trang xem trước