TAILIEUCHUNG - Đền Cờn trong thư tịch cổ Việt Nam

Đền Cờn (xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) thờ Tứ vị thánh nương, được các triều đại quân chủ Việt Nam ban sắc phong là Đại Càn quốc gia Nam hải Tứ vị thánh nương và được dân gian xếp đứng đầu trong 4 ngôi đền thiêng của xứ Nghệ. Bài viết này điểm lại những thư tịch cổ (sử sách, tạp ký, thơ văn, văn bia) từng đề cập đến Đền Cờn và các nhân vật được thờ ở đây. | Tạp chí Khoa học xã hội THÔNG số 4(101) - 2016 Việt Nam, TIN - TƯ LIỆU KHOA HỌC Đền Cờn trong thư tịch cổ Việt Nam Nguyễn Đức Nhuệ * Tóm tắt: Đền Cờn (xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) thờ Tứ vị thánh nương, được các triều đại quân chủ Việt Nam ban sắc phong là Đại Càn quốc gia Nam hải Tứ vị thánh nương và được dân gian xếp đứng đầu trong 4 ngôi đền thiêng của xứ Nghệ. Bài viết này điểm lại những thư tịch cổ (sử sách, tạp ký, thơ văn, văn bia) từng đề cập đến Đền Cờn và các nhân vật được thờ ở đây. Từ khóa: Đền Cờn; thư tịch; lịch sử; Nghệ An. 1. Đền Cờn với việc thờ Tứ vị thánh nương Đền Cờn (thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được xếp vào hàng linh thiêng bậc nhất trong 4 ngôi đền thiêng của xứ Nghệ (xứ Nghệ nói ở đây gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh): nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Chủ thần Đền Cờn là Tứ vị thánh nương, được ban sắc phong là Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị thánh nương; chủ thần đền Quả Sơn là Lý Nhật Quang (Hoàng tử thứ tám của Lý Thái tổ); chủ thần đền Bạch Mã là tướng quân Phan Đà và chủ thần đền Chiêu Trưng là Vũ Mục vương Lê Khôi (công thần triều Lê sơ). Dân gian có câu “Nghệ cậy Thần”, câu này có lẽ chỉ sự linh thiêng của chủ thần bốn ngôi đền kể trên. Đền Cờn và chủ thần là Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị thánh nương được thư tịch Việt Nam ghi chép từ rất sớm, trước hết phải kể đến Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên. Theo Lời tựa Việt điện u linh tập thì Lý Tế Xuyên biên soạn sách này vào năm Khai Hựu thứ 1 (1329) đời Trần Anh Tông. Phần biên soạn của Lý Tế Xuyên chỉ gồm 28 truyện, chia làm ba loại: Lịch đại quân nhân (vua các đời), Lịch đại phụ thần (bề tôi các đời) và Hạo khí anh linh (Sự tích linh thiêng). Sang thế kỷ XV, Nguyễn Văn 120 Chất soạn Tục Việt điện u linh tập mới bổ sung thêm 4 truyện, trong đó có Càn Hải môn từ - viết về Đền Cờn và các vị thần được thờ ở Đền.(*) Truyện Càn Hải môn từ của Nguyễn Văn Chất cho hay: “Trong năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279) đời Trần Nhân Tông, bên Trung .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.